Đối với bất kì thiết bị xe nâng hàng nào, việc tiến hành kiểm tra hàng ngày trước khi hoạt động là điều hết sức cần thiết. Nó giúp đảm bảo rằng không có bất kì vấn đề gì xảy ra khi vận hành xe nâng. Điều này đòi hỏi người tài xế cần nắm bắt được những kiến thức nhất định. Tất tần tật những lưu ý cần kiểm tra trước khi vận hành xe nâng sẽ được bật mí ngay sau đây.

Xem thêm:

Nội dung bài viết

1. Kiểm tra hệ thống bánh lái

Bánh xe là bộ phận quan trọng giúp xe nâng có thể di chuyển. Vì vậy, việc tiến hành kiểm tra lốp xe cần được thực hiện thường xuyên. Bánh xe cần được đảm bảo luôn trong trạng thái căng hơi. Do tính chất công việc thường xuyên phải vận chuyển những khối lượng hàng hoá lớn. Đối với lốp hơi, nếu để tình trạng non hơn kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mòn lốp nhanh chóng.

Kiểm tra hệ thống bánh xe trước khi vận hành
Kiểm tra hệ thống bánh xe trước khi vận hành

Lốp xe bị mòn vượt quá so với mức độ cho phép có thể xảy ra nổ lốp, gây mất thăng bằng. Điều này rất nguy hiểm đối với người vận hành xe nâng nếu xe nâng bị lật.

2. Kiểm tra khung nâng, càng nâng

Hệ thống khung nâng và càng nâng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc nâng, hạ hàng hoá. Thường xuyên kiểm tra khung,càng nâng để đảm bảo chúng luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất.Nếu phát hiện càng nâng bị biến dạng, hãy tiến hành thay mới, tránh để ảnh hưởng đến hàng hoá và người công nhân vận hành.

3. Kiểm tra động cơ xe nâng hàng

Khởi động máy và tiến hành quan sát khói thải ra từ ống bô đối với xe nâng dầu. Nếu thấy khói có màu lạ, kết luận rằng đã có vấn đề đối với động cơ xe nâng hàng của bạn. Đối với động cơ diesel, có thể chẩn đoán lỗi gặp phải qua màu khói. Chẳng hạn như : xe nâng dầu xả khói trắng cho thấy nhiên liệu bị thiếu hay nhiên liệu bị lẫn nước,…

Khi nổ máy hãy lắng nghe xem có phát ra tiếng hú phát từ động cơ xe nâng hay không?

4. Kiểm tra hệ thống điện

Kiểm tra các bộ phận trên xe nâng hàng trước khi hoạt động
Kiểm tra các bộ phận trên xe nâng hàng trước khi hoạt động

+) Đèn pha: kiểm tra xem đèn có sáng không? Bề mặt đèn có sạch không. Khi vận hành xe nâng vào buổi tối hay trong các điều kiện thiếu sáng, sẽ rất bất tiện và nguy hiểm nếu như hệ thống đèn pha không hoạt động.

+) Còi báo hiệu : hãy chắc chắn rằng còi vẫn còn hoạt động tốt

+) Kiểm tra mức độ điện phân của axit ắc quy.

5. Kiểm tra hệ thống phanh

Trước khi vận hành xe nâng, bạn cần kiểm tra hệ thống phanh xem nó có còn hoạt động hay không? Nếu phát hiện phanh có vấn đề, cần tiến hành thay mới ngay lập tức. Việc điều khiển xe nâng trong trường hợp phanh hỏng có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho người tài xế.

6. Kiểm tra giới hạn tải trọng của xe nâng

Mỗi xe nâng hàng đều có mức tải trọng nhất định. Nếu nhận thấy khả nâng hạ hàng hoá bị giới hạn so với thực tế, cần liên hệ ngay lập tức với bộ phận kĩ thuật để được khắc phục.

Trong quá trình sử dụng, không nên vận chuyển hàng hoá vượt quá tải trọng cho phép. Về lâu dài sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ của xe nâng.

7. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu 

Đối với xe nâng chạy dầu diesel, nhiên liệu rất dễ bị nhiễm bẩn và trở nên ô nhiễm. Vì vậy, bạn cần thực hiện kiểm tra hệ thống bình chứa nhiên liệu thường xuyên. Nếu thấy dầu chuyển sang màu sẫm, rất có thể đã hình thành nhựa đường. Lúc này, bạn cần tìm chính xác nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời. Xe nâng dầu sử dụng nhiên liệu sạch sẽ giúp động cơ vận hành trơn tru, êm ái.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về lưu ý kiểm tra xe nâng trước khi vận hành. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: https://xenangthienson.com/

Trả lời