Chi phí vận hành xe nâng nói chung và chi phí vận hành xe nâng dầu, xe nâng điện nói riêng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ điều mà khách hàng quan tâm nhất khi quyết định mua xe là giá bán của các loại xe nâng có tương xứng với giá trị sử dụng hay không. Về lâu về dài gì tổng chi phí bỏ ra để đầu tư xe nâng dầu, và xe nâng điện cái nào lợi hơn. Nên sử dụng dòng xe nâng nào để tiết kiệm nhất. Để giúp giải đáp những thắc mắc này, trong bài viết về chi phí vận hành xe nâng này, xenangthienson.com sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu và trả lời chi tiết câu hỏi đó.

Nội dung bài viết

I. Tổng quan về các loại chi phí vận hành xe nâng.

Trước khi nói về chi phí vận hành xe nâng chúng ta cần xác định một cách chi tiết và rõ ràng về các chi phí sẽ phát sinh trong quá trình sử dụng xe nâng. Lưu ý rằng những chi phí này được tính trên xe nâng mới các bạn nhé. 

1.1 Các loại chi phí bạn cần chi trả.

  • Chi phí bảo trì bảo dưỡng: Với các xe nâng mới trong vòng 2 năm đầu các chi phí bảo trì bảo dưỡng thường được nhà phân phối hỗ trợ miễn phí. Vì vậy tất cả mọi hỏng hóc phát sinh trong thời gian này bạn không cần bỏ tiền ra chi trả.
  • Chi phí sử dụng nguyên liệu: Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bởi lẽ với mức tăng giá nguyên liệu như hiện nay chi phí vận hành các loại máy móc thiết bị là không hề nhỏ. Chi phí sử dụng nguyên liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giá nguyên liệu ở thời điểm xét đến, công suất động cơ mà bạn đang sử dụng, loại động cơ, và công nghệ được trang bị trên động cơ xe nâng, tuổi thọ của động cơ. (động cơ có thời gian sử dụng trong quá khứ càng lâu thì tiêu tốn càng nhiều nguyên liệu)
  • Chi phí sửa chữa thay thế phụ tùng: Loại chi phí cuối cùng mà bạn có thể phải chi là các chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng xe nâng. Với các dòng xe nâng cũ, hoặc xe nâng hết thời gian bảo hành thì việc hỏng hóc dẫn đến sửa chữa và thay thế là điều không thể tránh khỏi.
Các loại chi phí vận hành xe nâng.
Số TT Nhóm chi phí
Chi tiết các loại chi phí cần phải trả
1
Chi phí về nguyên liệu
Chi phí sử dụng nhiên liệu (dầu, điện, gas)
Chi phí bảo quản nguyên liệu, pin dự phòng
2
Chi phí an toàn vận hành
Chi phí mua biển bảng cảnh báo
Chi cải tạo kho bãi, nhà xưởng
3
Chi phí bảo trì, bảo dưỡng
Chi phí thuê kỹ thuật viên sửa chữa
Chi phí mua vật tư
4
Chi phí nhân công vận hành
chi phí đào tạo công nhân
Chi phí thuê nhân sự lái xe nâng
Chi phí quản lý, và hệ thống quản lý (đối với đơn vị vận hành số lượng lớn xe nâng)
5
Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng
Chi phí thuê kỹ thuật viên sửa chữa
Chi phí cho phụ tùng thay thế
Chi phí thuê xe nâng trong quá trình sửa chữa
Chi phí phải trả cho nhân công nhàn rỗi
Chi phí giảm năng suất do hao mòn máy móc
6 Các loại chi phí phát sinh khác, chi phí khắc phục sự cố, tai nạn xe nâng,…

Như vậy bạn có thể thấy rằng khi nhắc tới chi phí vận hành xe nâng, chúng ta cần xét tới nhiều yếu tố khác nhau. Thế nhưng ngoài chi phí sử dụng nguyên liệu thì các yếu tố còn lại là không thể xác định. Các loại chi phí này có thể phát sinh hoặc không, tuỳ thuộc vào tuổi thọ, độ bền của chiếc xe nâng mà bạn đang sở hữu

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí vận hành xe nâng

Như bạn thấy, có rất nhiều loại chi phí phát sinh trong quá trình vận hành xe nâng. Tuy vậy việc bỏ ra chi phí vận hành bao nhiêu phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn sử dụng xe nâng hàng. Nếu bạn sử dụng xe nâng đúng cách, thì chi phí vận hành sẽ giảm xuống và ngược lại. Vì vậy để giảm các chi phí phát sinh bạn cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng đúng cách. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí vận hành xe nâng.

  1. Môi trường làm việc: Môi trường làm việc khắc nhiệt sẽ khiến các loại chi phí nguyên liệu và vận hành tăng lên. Một số yếu tố về môi trường phải kể đến như: Nhiệt độ (nóng lạnh), địa hình, mưa gió,…
  2. Cường độ làm việc: Cường độ làm việc càng cao, máy móc thiết bị càng hao mòn nhanh, lượng nhiên liệu cũng tiêu tốn hơn. Từ đó chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và nhiên liệu tăng lên. Ngoài ra chi phí nhân công cho việc tăng ca, thêm giờ cũng tăng lên theo.
  3. Vận hành sai cách: Cách mà lái xe vận hành xe nâng ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ và lượng nhiên liệu mà xe nâng tiêu tốn. Nếu lái xe được đào tạo bài bản sẽ giúp xe nâng hoạt động ổn định, hạn chế các thao tác sai, thừa, giúp tiết kiệm nguyên liệu và giảm hao mòn máy móc
  4. Sử dụng sai mục đích: Một trong những nguyên nhân khiến cho chi phí vận hành xe nâng tăng lên là sử dụng sai mục đích, và thiết kế của nhà sản xuất như: Nâng sai tải trọng, nâng sai tâm tải trọng, thay đổi chiều cao trụ nâng,…

Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí vận hành xe nâng

II. Chi phí vận hành xe nâng dầu, xe nâng điện

Hiện nay chi phí vận hành xe nâng dầu và xe nâng điện là rất khác nhau. Ai cũng hiểu rằng chi phí nguyên liệu cho xe nâng điện sẽ rẻ hơn chi phí nguyên liệu sử dụng trên xe nâng dầu. Nhưng nếu xét một cách tổng quát thì có thực sự là như vậy? Dưới dây là một số cơ sở để chúng ta có thể tính được chi phí sử dụng xe nâng

Cơ sở tính chi phí vận hành xe nâng
Đầu mục Xe nâng dầu Xe nâng điện
Loại xe nâng Xe nâng dầu 3 tấn
Xe nâng điện 3 tấn
Thời gian sử dụng 3 năm 3 năm
Thời gian vận hành / ngày 6 – 8 tiếng 6 – 8 tiếng
Hao mòn lốp 3 năm 3 năm
nguyên liệu sử dụng Dầu diesel Điện

2.1 Chi phí vận hàng xe nâng điện?

Xe nâng điện len lỏi vào trong mọi ngóc ngách, ngõ hẹp của các nhà kho, nó là thiết bị thay thế sức lao động của con người hiệu quả mà giờ đây ai cũng có thể sở hữu. Không chỉ vậy, về chi phí nhiên liệu tiêu hao của nó cũng làm không ít người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Có 2 lựa chọn thường dùng cho xe nâng điện bao gồm: 

  • Một là: Ác quy Chì-axit có mức đầu tư tương đối thấp, sạc điện đầy trong 8-10 tiếng đồng hồ.
  • Hai là: Pin Lithium là loại pin được chế tạo có nhiều điểm nổi trội, cho phép sạc đầy bình ăc quy chỉ trong 1.5-2h, khả năng làm việc liên tục trong 8h. Hơn thế bạn có thể sạc tranh thủ trong những giờ nghỉ giải lao mà không cần phải chờ để đợi thời gian nguội bình điện.

Theo nghiên cứu tại các đại lý cung cấp xe nâng điện, đặc biệt là các thử nghiệm tại Công ty Cổ phần Xe nâng Thiên Sơn, địa chỉ cung cấp xe nâng HangCha chính hãng tại Việt Nam. Họ đã chứng minh mức tiêu thụ nhiên liệu của xe nâng điện khi làm việc trong 1h có thể tiêu thụ 2-3 số điện. Nếu tính trong vòng 6h hoạt động, nó tiêu thụ khoảng 12-15 số điện. Chi phí sát sinh trong 3 năm bao gồm:

  • Tiền điện chi trả cho 1 lần sạc (1 ngày hoạt động): 24.000đ -> 30.000đ
  • Số giờ hoạt động: 8h/ngày
  • Số lần sạc trong 3 năm: 1.100 đến 1.200 lần sạc
  • Chi phí nguyên liệu trong 3 năm: 26.400.000đ -> 36.000.000đ
  • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng, các loại: Thay dầu, thay nhớt, nước cất,…

2.2 Chi phí vận hành xe nâng dầu.

Dẫu biết chi phí vận hành xe nâng dầu là khá lớn, nhưng bù lại chi phí đầu tư ban đầu lại thấp. Đồng thời xe nâng dầu có khả năng làm việc ở nhiều điều kiện thời tiết và môi trường làm việc khác nhau. Trung bình xe nâng dầu sẽ tiêu thụ khoảng 3 lít dầu trong 1h làm việc. Nếu tính trong 6h làm việc, nó tiêu thụ khoảng 18 lít dầu. Chi phí bạn phải trả khi làm việc của thời gian này từ 270 nghìn – 300 nghìn đồng.

  • Số lít dầu cho 1 giờ hoạt động: 3 -> 5 lít
  • Số Giờ hoạt động / ngày: 8h
  • Số ngày làm việc /năm (5 ngày/tuần): 270 ngày
  • Chi phí dầu trong 3 năm: 2450 lít -> 4050 lít
  • Chi phí cho mỗi lít dầu hiện tại: 25.000đ
  • Chi phí dầu cho 3 năm làm việc: 60.000.000đ -> 101.000.000đ
  • Các chi phí bảo dưỡng khác.

Nhìn vào đây, chúng ta có thể thấy xe nâng dầu tiêu tốn nhiên liệu gấp 3 lần so với xe nâng điện. Nói về giá nhiên liệu thì có thể đánh giá rằng, xe nâng dầu là loại xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu nhất. Kéo theo đó, chi phí bỏ ra để bảo trì chiếc xe này thực sự cao hơn nhiều so với xe nâng điện, do kết cấu xe phức tạp hơn.

Chi phí vận hành xe nâng
So sánh Chi phí vận hành xe nâng Dầu và xe nâng Điện

2.3 Nên chọn xe nâng dầu hay xe nâng điện để tiết kiệm chi phí?

Không có chiếc xe nâng nào tốt nhất, chỉ có chiếc xe nâng phù hợp nhất. Do vậy tùy thuộc vào môi trường làm việc, khách hàng có thể lựa chọn loại xe tương thích. Tuy chi phí vận hành xe nâng dầu đắt hơn nhiều so với xe nâng điện, nhưng chi phí đầu tư ban đầu lại cực rẻ. Trong một khoảng thời gian 3 đến 4 năm sử dụng thì tổng chi phí bạn bỏ ra để đầu tư và sử dụng của 2 loại xe nâng này là tương đương nhau, không có sự khác việt quá lớn.

Do đó, mục đích sử dụng, môi trường làm việc, hoàn cảnh,… là những yếu tố bạn cần cân nhắc để đưa ra quyết định phù hợp. Để biết rõ mình nên lựa chọn loại xe nâng nào là phù hợp nhất, bạn hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của Công ty Cổ phần Xe nâng Thiên Sơn, họ sẽ giúp khách hàng có những câu trả lời thỏa đáng nhất. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn chọn xe nâng dầu hay xe nâng điện nhé.

Nên chọn xe nâng dầu khi:

    1. Bạn cần một loại xe hoạt động mạnh mẽ, bền bỉ ở nhiều điều kiện thời tiết, môi trường khác nhau.
    2. Bạn không có yêu cầu quá khắt khe về mùi xăng dầu, sự sạch sẽ, và tiếng ồn.
    3. Bạn cần một chiếc xe nâng có tải trọng lớn hơn 8 tấn
    4. Bạn cần 1 chiếc xe với chiều cao nâng tiêu chuẩn không quá 6 mét.

Nên chọn xe nâng điện khi:

    1. Bạn cần một chiếc xe nhỏ gọn cho không gian hẹp, di chuyển linh hoạt
    2. Bạn cần một chiếc xe hoạt động ổn định, yên tĩnh, không khí thải.
    3. Bạn cần một chiếc xe nâng với chiều cao nâng cực lớn (12 mét)
    4. Môi trường làm việc của bạn có địa hình bằng phẳng, ít khắc nhiệt.

Trả lời