Hiện nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành may mặc đã đóng góp lớn cho nền kinh tế và trở thành lĩnh vực được Nhà Nước chú trọng. Bởi vậy, công nghệ may cũng là ngành nghề thu hút nhiều người học. Vậy ngành công nghệ may học những gì? Ra trường làm gì? Cơ hội việc làm có rộng mở hay không? Ra trường có dễ xin việc không? Mức thu nhập như thế nào?… Tất cả những thông tin chi tiết về ngành này sẽ được cập nhật ngay dưới đây.

Nội dung bài viết

1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY

Trước khi tìm hiểu công nghệ may học những gì thì cùng điểm qua thông tin về ngành. Theo đó, ngành dệt may đang được quan tâm đặc biệt. Báo cáo thống kê gần nhất, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất của ngành Dệt May bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33%.  Đặc biệt, năm 2021, chỉ số sản xuất ngành Dệt tăng 7,8%; ngành Sản xuất trang phục tăng 4,8% so với năm 2020. Từ những con số trên có thể thấy dệt may đóng góp khá lớn vào GDP của nền kinh tế.

Công nghệ may đang là ngành học được nhiều người quan tâm
Công nghệ may đang là ngành học được nhiều người quan tâm

Bởi vậy, công nghệ dệt may cũng là ngành học ngày càng được nhiều người quan tâm. Đây là ngành học hiện đang đươc đào tạo tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên cả nước. Trước khi tìm hiểu kỹ công nghệ may học những gì thì cùng tìm hiểu sơ lược về ngành này.

Theo đó, công nghệ may là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực trong công nghiệp dệt may, tập trung vào sử dụng các công nghệ và phương tiện cơ bản, bao gồm những tiến độ trong khoa học, tự động hoá áp dụng vào quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm may mặc chất lượng cao, tiết kiệm thời gian, công sức. Đặc biệt, công nghệ may không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất mà còn bao gồm cả những công nghệ và phần mềm hỗ trợ việc thiết kế, kỹ thuật cũng như khâu quản lý.

Ngành may mặc đang có tốc độ phát triển nhanh

Để biết công nghệ may học những gì thì cần nắm rõ một số khía cạnh nổi bật và quan trọng của công nghệ dệt may là gì? Dưới đây là ví dụ điển hình:

  • Sử dụng phần mềm CAD – thiết kế đồ hoạ trên máy tính.
  • Cắt may tự động theo mô hình thiết kế.
  • Sử dụng máy may công nghiệp.
  • Tự động hoá bằng robot.
  • Quản lý hàng hoá, sản xuất, lưu trữ, tồn kho,… bằng hệ thống công nghệ thông tin.
  • Sử dụng máy in 3D.
  • Phân loại và đóng gói thành phẩm bằng hệ thống tự động.
  • Kết nối các thiết bị máy móc thông qua internet (IoT).
  • Sử dụng các phần mềm quản lý, ứng dụng thẻ RFID,…

2. CÔNG NGHỆ MAY HỌC NHỮNG GÌ?

Với tầm quan trọng của ngành này, công nghệ may hiện đang được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung Cấp và Trung tâm nghề trên toàn quốc. Vậy công nghệ may học những gì? Đây là câu hỏi chung của nhiều người. Theo đó, tuỳ thuộc vào chương trình của mỗi đơn vị giảng dạy mà nội dung học cũng có sự thay đổi, cụ thể:

Công nghệ may học những gì là thắc mắc của nhiều người
Công nghệ may học những gì là thắc mắc của nhiều người
  • Học kiến thức cơ từ cơ bản đến chuyên sâu về may mặc, thời trang.
  • Học mỹ thuật, thẩm mỹ trong may mặc.
  • Học các phương pháp thiết kế, may thành thạo sản phẩm cơ bản đến biến tấu, nâng cao.
  • Nhận biết các loại nguyên, phụ liệu trong ngành may mặc.
  • Nắm rõ các công nghệ mới cũng như cách ứng dụng chúng trong dệt may.

Một số môn học theo chương trình của ngành học công nghệ may tại những trường Đại học điển hình như: Giáo dục đại cương (Lý luận chính trị, quản lý, thể chất, ngoại ngữ, tin học, toán, quốc phòng an ninh,…); kỹ thuật điện, đồ hoạ cơ bản, quản lý sản xuất và chất lượng dệt may, nguyên lý máy, maketing dệt may, đồ án thiết kế, cấu trúc vải, công nghệ gia công sản phẩm may, thiết kế sản phẩm, thiết kế dây chuyền, thực hành may nâng cao, thiết kế trang phục,…

Sinh viên ngành công nghệ may sẽ học theo chương trình riêng của trường

Với thông tin trên thì nhiều người có thể hình dung công nghệ may học những gì. Nhìn chung, ngành học này sẽ đi từ kiến thức nền tảng cốt lõi cho đến nền tảng kỹ thuật nâng cao và thực hành ứng dụng công nghệ trong dệt may, thiết kế sản phẩm, thực hành sản xuất theo dây chuyền hiện đại cũng như ứng dụng phần mềm, tin học trong quản lý kho xưởng, nhà máy,… một cách chuyên nghiệp, đạt hiệu quả cao.

Ngành công nghệ dệt may đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về may mặc, thời trang, từ đó giúp người học có thêm hiểu biết và nắm rõ cơ sở để áp dụng những nguyên lý kỹ thuật, kỹ năng thực hành vào quá trình tổ chức, triển khai sản xuất công nghiệp, thiết kế đồ họa trang phục,… Từ đó đáp ứng yêu cầu công việc và mở rộng cơ hội việc làm cũng như thăng tiến cho học viên.

3. MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ NGÀNH HỌC CÔNG NGHỆ MAY

Nếu đang có ý định học hoặc tìm kiếm việc làm liên quan đến ngành may mặc thì bên cạnh câu hỏi công nghệ may học những gì thì nhiều người còn vô vàn thắc mắc. Dưới đây là một số giải đáp câu hỏi thường gặp:

3.1 Ngành công nghệ may ra trường làm gì?

Từ câu hỏi công nghệ may học những gì thì việc làm sau khi ra trường như thế nào? Trong ngành công nghiệp may mặc, cơ hội việc làm đa dạng và phong phú, từ thành thị đến nông sản đều có sự xuất hiện của nhiều công ty, doanh nghiệp, xưởng may thời trang,… Thế nhưng vị trí mà người học công nghệ may khi ra trường có thể làm là gì? Tuỳ thuộc vào trình độ cũng như kỹ năng của mỗi cá nhân mà có thể lựa chọn một số vị trí công việc, cụ thể:

Học công nghệ may làm gì đang khiến nhiều người phải suy nghĩ
  • Làm thiết kế, kỹ thuật và nghiên cứu mẫu: Đây là nơi tập trung sự sáng tạo với những ý tưởng về sản phẩm mới. Nếu có nhiều kiến thức và kỹ năng về thiết kế thời trang hoặc đồ hoạ trong công nghệ may thì bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với công việc này.
  • Chỉ đạo sản xuất: Trong ngành học này, nếu đam mê với công việc quản lý, liên quan đến những công đoạn sản xuất, từ chuẩn bị đầy đủ cho đến tuân thủ các quy trình kỹ thuật thì đây có thể là vị trí công việc phù hợp với bạn.
  • Quản lý và điều hành: Với những cá nhân có trình độ và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực may mặc hoàn toàn có thể trở thành quản lý, chịu trách nhiệm về quản lý chung của quy trình sản xuất và kinh doanh.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm: Công việc này giúp bảo đảm chất lượng sản phẩm thông qua việc kiểm soát và đánh giá quy trình sản xuất.
  • Lập kế hoạch sản xuất và định giá: Đây là công việc liên quan đến việc lên kế hoạch sản xuất và xác định giá cả phù hợp cho sản phẩm.

Ngoài ra, điều hành công nghệ may hay những vị trí khác bên trong doanh nghiệp may mặc, xưởng may đều có thể là công việc phù hợp. Công nghệ may học những gì? Nếu có tài năng, người học công nghệ may có thể tự khởi nghiệp hoặc trở thành những nhà “mốt” có tiếng tăm. Nhìn chung, các công ty trong ngành may mặc hiện có nhu cầu tuyển dụng nhân sự khá lớn. Tuỳ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, đam mê mà bạn có thể ứng tuyển vào những vị trí thích hợp.

3.2 Học công nghệ may ra trường có dễ xin việc không?

Việc làm trong ngành công nghệ may hiện nay vô cùng rộng mở nên người học có thể yên tâm. Với những vị trí công việc đa dạng như: quản lý kho xưởng, điều hành, lập kế hoạch sản xuất, thiết kế, chỉ đạo, nghiên cứu mẫu, vận hành công nghệ,… thì người học hoàn toàn có thể ứng tuyển vào những công việc mà bản thân mong muốn và cảm thấy phù hợp. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các công ty may mặc ngày càng lớn nên học công nghệ may ra trường rất dễ xin việc.

Ngành công nghệ may có cơ hội việc làm rộng mở

3.3 Mức lương làm việc trong ngành công nghệ may khoảng bao nhiêu?

Tuỳ thuộc vào từng vị trí công việc cũng như kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mỗi cá nhân mà mức lượng làm việc trong ngành công nghệ may cũng có sự chênh lệch khá lớn. Thông thường, với học viên mới ra trường thì mức lương tương đương những nhân sự của các ngành khác và khi thăng tiến lên những vị trí cao hơn thì mức lượng theo đó cũng có sự tăng trưởng rõ rệt. Mỗi doanh nghiệp khi tuyển dụng sẽ công bố mức lương cho từng vị trí mà bạn có thể tham khảo.

Phía trên là một số thông tin mà xenangthienson.com giải đáp công nghệ may học những gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành này ra sao? Nhìn chung, với sự phát triển của may mặc, thời trang thì đây là một trong những ngành được dự đoán ngày càng HOT trong tương lai. Nếu đang tìm hiểu về các ngành học thì công nghệ may cũng có thể là một trong những lựa chọn đáng để bạn cân nhắc.