Công nghiệp nặng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên ngày càng được các quốc gia chú trọng phát triển, trong đó có Việt Nam. Vậy cụ thể công nghiệp nặng là gì? Có những ngành nào thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về công nghiệp nặng, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chúng cũng như phân biệt với công nghiệp nhẹ. Hãy cùng tìm hiểu!
Nội dung bài viết
1. CÔNG NGHIỆP NẶNG LÀ GÌ?
Công nghiệp nặng có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt thì công nghiệp nặng được định nghĩa là bộ phận chủ chốt của công nghiệp, bao gồm các xí nghiệp sản xuất ra tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
Thực tế, công nghiệp nặng (Heavy industry) là một lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều vốn và ứng dụng kỹ thuật, tác động lớn đến môi trường. Đồng thời, sản phẩm thường của ngành này được dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác. Do vậy, công nghiệp nặng là ngành không dễ dàng tái phân bổ.

Ngày nay, khi nền kinh tế càng phát triển thì công nghiệp nặng đóng vai trò vô cùng to lớn. Ngành này sở hữu một số đặc điểm nổi bật như:
- Quy mô lớn, sử dụng máy móc và thiết bị công nghệ cao.
- Sử dụng nguồn năng lượng lớn (diện, nhiệt, nhiên liệu,… và các nguồn năng lượng khác).
- Chế biến vật liệu nặng.
- Có tác động lớn đến môi trường.
- Cơ sở hạ tầng được đầu tư.
Như vậy, ngành công nghiệp nặng vô cùng đa dạng với các tính chất khác nhau. Khi hoat động kinh tế ngày nay được thực hiện thông qua các quy trình với mức độ cơ giới hóa cao và lao động chuyên môn hóa thì mức tiêu thụ năng lượng hạn ngạch của lĩnh vực này là rất lớn và để lại dấu ấn đối với môi trường. Vì thế, phát triển công nghiệp nặng cần đi liền với bảo vệ môi trường, đây cũng là lưu ý mà các nhà quản lý cần nắm rõ và có phương hướng xử lý phù hợp.
2. CÔNG NGHIỆP NẶNG BAO GỒM NHỮNG NGÀNH NÀO?
Chúng ta vẫn thường nói đến các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ mà không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy nhóm ngành nào thuộc công nghiệp nặng? Dưới đây sẽ là những ví dụ điển hình:
2.1 Ngành khai thác than
Đây là một trong những ngành công nghiệp nặng chủ đạo của nước ta hiện nay. Than không chỉ là nguyên liệu cho ngành nhiệt điện, luyện kim mà hiện nay chúng còn được sử dụng nhiều cho ngành hóa học tạo ra các sản phẩm như dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo,… Vì vậy, đây là ngành đóng vai trò quan trọng trong đời sống và kinh tế.
Theo một số báo cáo gần nhất, trữ lượng than của Việt Nam khoảng 47.214 triệu tấn và trữ lượng khai thác trong 10 năm (2010 – 2020) là khoảng 428 triệu tấn. Trong đó, than tập trung ở vùng Đông Bắc (chiếm tới hơn 95% tổng trữ lượng cả nước) và tập trung nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng là địa phương có nhiều mỏ than với hoạt động khai thác phát triển nhất.

Hiện nay, các lĩnh vực của ngành khai thác than như: Điều tra, thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến cũng như hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, sản xuất than đang là những vấn đề được đội ngũ quản lý đặc biệt quan tâm và chú trọng.
Theo chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) ông Lê Minh Chuẩn cho biết, chiến lược phát triển và kinh doanh, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xác định: “Thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển cả theo chiều rộng và chiều sâu, áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, đẩy mạnh chế biến sâu tạo ra các chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị gia tăng trên nền sản xuất than, khoáng sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả”.
2.2 Ngành luyện kim
Ngay từ cái tên có thể hiểu phần nào về ngành này. Theo đó, luyện kim chính là một trong những lĩnh vực của khoa học – kỹ thuật vật liệu nghiên cứu hành vi vật lý và hóa học của các nguyên tố kim loại, các hợp chất liên kim loại và hỗn hợp của chúng, được gọi là hợp kim. Như vậy, có thể hiểu đơn giản thì luyện kim là ngành công nghiệp điều chế các kim loại từ quặng hoặc từ các nguyên liệu khác cũng như chế biến các hợp kim, gia công phôi kim loại,… và các hoạt động liên quan đến khoa học và công nghệ kim loại.

Có thể nói, luyện kim là ngành đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp nặng. Chúng tạo ra nguyên liệu cơ bản cho các ngành công nghiệp máy móc và gia công kim loại. Hiện nay, hầu hết các ngành kinh tế đều sử dụng đến sản phẩm của ngành luyện kim, trong đó 90% từ luyện kim đen và 10% từ luyện kim màu.
2.3 Ngành cơ khí
Trong các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng thì cơ khí cũng chiếm tỷ trọng cao và đóng vai trò quan trọng. Thực chất, ngành cơ khí là khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Vì vậy, nó có liên quan mật thiết đến thiết kế, chế tạo cũng như vận hành máy móc.
Ngành cơ khí đòi hỏi sự am hiểu kiến thức sâu rộng, điển hình là động lực học, cơ học và nhiệt động lực học, khoa học vật liệu, phân tích cấu trúc năng lượng,… Hiện nay, ngành cơ khí cũng có tính ứng dụng rộng rãi và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế. Chúng giúp tạo ra các loại máy móc cung cấp cho các hoạt động sản xuất và nhiều ngành công nghiệp khác.

2.4 Ngành sản xuất phân bón
Sản xuất phân bón chủ yếu bao gồm: Đạm, phân lân, Kalim NPK, phân hỗn hợp,… Hiện nay, cả nước có hơn 800 cơ sở sản xuất phân bón với nhu cầu sử dụng trong nước lên đến 10,5 triệu tấn/năm (trong đó khoảng 7,6 triệu tấn phân bón vô cơ). Ngành này có tác động trực tiếp đến nông nghiệp cũng như ảnh hưởng đến hoạt động xuất – nhập khẩu của Việt Nam.
Trong các ngành công nghiệp nặng thì sản xuất phân bón đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo báo cáo thống kê gần nhất, trong 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu phân bón của Việt Nam đạt 290 triệu USD, tăng mạnh 43,7% so với cùng kỳ và đóng góp lớn vào sự phát triển chung của kinh tế. Vì thế, trong lĩnh vực công nghiệp nặng thì ngành sản xuất phân bón luôn được Nhà Nước ta chú trọng đầu tư.

2.5 Ngành điện tử – tin học
Có thể nhiều người chưa biết, điện tử – tin học cũng là một trong những ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng. Đây là một trong những ngành vô cùng hiện đại và đóng vai trò vô cùng lớn trong nền kinh tế cũng như sự phát triển của đời sống – xã hội hiện nay. Trong thời đại 4.0 thì điện tử – tin học càng phát huy được ý nghĩa lớn lao. Ngành này tham gia vào tất cả những ngành nghề khác và thúc đẩy chúng phát triển.
Công nghiệp điện tử – tin học được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của các quốc gia. Hiện tại, ngành này đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế đất nước nên được coi trọng. Tại các trường học, điện tử – tin học cũng đang là ngành đào tạo cực HOT mà nhiều người trẻ lựa chọn.

2.6 Công nghiệp năng lượng
Có thể hiểu thì công nghiệp năng lượng có phạm vi rộng lớn, bao gồm hàng loạt các ngành công nghiệp khác nhau từ việc khai thác cho đến sản xuất từ các dạng năng lượng. Trong đó, chúng được chia thành 2 nhóm ngành chính bao gồm: sản xuất điện năng và khai thác nhiên liệu. Ngoài ra, ngành này còn bao gồm một số lĩnh vực như:
- Khai thác, chế biến và vận chuyển các nguồn năng lượng không tái tạo, điển hình như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên và urani.
- Phát triển, xây dựng và vận hành các công trình phát điện sử dụng các nguồn năng lượng không tái tạo hoặc tái tạo, phải kể đến như: thủy điện, gió, mặt trời, sinh khối và địa nhiệt.
- Hoạ động lắp đặt, bảo trì và cải tiến các hệ thống truyền tải và phân phối điện.
- Ngoài ra, công nghiệp năng lượng còn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến tiết kiệm năng lượng, hiệu quả năng lượng và an toàn năng lượng cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống, kinh tế.

3. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP NẶNG TRONG NỀN KINH TẾ
Công nghiệp nặng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, khu vực và trên toàn thế giới. Không chỉ tạo ra sản phẩm đáp ứng những ngành công nghiệp khác mà chúng còn đóng góp lớn cho nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau, cụ thể:
- Đóng góp và GDP: Sản xuất hàng loạt các vật liệu xây dựng, kim loại và nguyên liệu công nghiệp cũng như máy máy, thiết bị điện tử, – tin học,… từ công nghiệp nặng đóng góp một phần lớn vào sản lượng kinh tế quốc gia, làm tăng GDP (tăng trưởng kinh tế) và thu nhập quốc gia.
- Phát triển ngành xuất khẩu: Nhiều sản phẩm của công nghiệp nặng mà điển hình như thép và xi măng, thường được xuất khẩu, giúp ra nguồn thu nhập ngoại tệ quan trọng và củng cố vị thế kinh tế quốc tế của một quốc gia.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Lĩnh vực công nghiệp nặng thường có quy mô lớn nên đòi hỏi nhiều lao động để làm việc, vận hành, quản lý máy móc, nhà xưởng,… từ đó tạo nên lượng lớn cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là ở các khu, cụm công nghiệp.
- Phát triển cơ sở hạ tầng: Là lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn nên công nghiệp năng đi kèm với phát triển cơ sở hạ tầng,… từ đó góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
- Nâng cao năng suất lao động: Công nghiệp nặng thường sử dụng công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại, giúp nâng cao năng suất lao động và quản lý hiệu quả nguồn lực của đất nước.

Tuy đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hỗ trợ các ngành nghề khác phát triển nhưng công nghiệp nặng còn tồn tại nhiều hạn chế. Trong đó, sự tác động tiêu cực đến môi trường là phổ biến hơn cả. Vì vậy, khai thác và phát triển công nghiệp nặng cần đi kèm với hoạt động bảo vệ môi trường chính là đường hướng mà các cấp quản lý cần ghi nhớ và thực hiện.
Phía trên là một số thông tin về công nghiệp nặng cũng như các ngành cụ thể trong lĩnh vực này. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho nhiều người. Hiện tại, một số sản phẩm thiết bị công nghiệp được ứng dụng nhiều trong công nghiệp nặng, điển hình phải kể đến như xe nâng hàng. Chúng không chỉ giúp nâng hạ, sắp xếp, lưu trữ hàng hoá mà còn tối ưu thời gian, nâng cao hiệu suất công việc. Nếu có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này thì khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến Xe Nâng Thiên Sơn để được hỗ trợ.