Để cảnh báo lỗi thường gặp trên xe nâng thì hệ thống đèn báo lỗi trên xe nâng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là tổng hợp những loại đèn báo cũng như ý nghĩa của chúng. Nếu đang vận hành xe nâng trong hoạt động nâng hạ, di chuyển hàng hoá thì người lái cần đặc biệt lưu ý.
Nội dung bài viết
1. Đèn báo lỗi trên xe nâng là gì?
Xe nâng hàng là thiết bị được sử dụng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa trong nhà kho, xưởng, khu công nghiệp, hỗ trợ quá trình sản xuất cũng như tiết kiệm sức lao động của con người. Hiện nay, xe nâng đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
Bên cạnh bảng mã lỗi xe nâng thì nhiều người quan tâm đặc biệt đến hệ thống đèn báo lỗi. Theo đó, đèn báo lỗi trên xe nâng là thiết bị đóng vai trò cảnh báo khi xe nâng xảy ra vấn đề bất thường, là tín hiệu giúp người điều khiển xe nâng có thể sớm phát hiện và xử lý, sửa chữa kịp thời, tránh tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

Có thể nói, đây là một trong những bộ phận rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn cho người thi công, trên bảng điều khiển của xe nâng cần được trang bị đèn báo lỗi. Đây là hệ thống cảnh báo mà bất cứ xe nâng nào cũng cần có.
2. Đèn hiển thị cảnh báo trên đồng hồ
Khi tìm hiểu về đèn báo lỗi trên xe nâng thì người điều khiển không thể nào bỏ qua đèn hiển thị cảnh báo trên đồng hồ. Trong các bộ phận của xe nâng thì hệ thống đèn hiển thị cảnh báo trên đồng hồ cũng đóng vai trò nhất định. Khi chìa khóa động cơ ở vị trí O, tất cả các đèn hiển thị, lúc này, cảnh báo trên màn hình đồng hồ đều sáng. (Ngoại trừ một số đèn được đánh dấu G, D. G cho xe chạy xăng gas, D cho xe nâng hàng chạy dầu diesel là không sáng).
Đối với động cơ xe nâng chạy bằng diesel, đèn cảnh báo * sáng cho đến khi bugi sấy hoạt động xong thì tắt, điều này đảm bảo đèn led không bị ảnh hưởng hay hư hỏng gì. Trường hợp đèn Led vẫn sáng khi chìa khóa ở vị trí ON thì hãy gọi ngay cho nhà cung cấp bởi chúng đã xảy ra lỗi.

Nhìn chung trong hệ thống đèn báo lỗi trên xe nâng thì đèn hiển thị cảnh báo trên đồng hồ là thiết bị quan trọng, nhằm đảm bảo quá trình vận hành của xe diễn ra tốt nhất, giúp người điều khiển sớm nhận biết được những tình huống nguy hiểm có thể phát sinh.
3. Hệ thống đèn cảnh báo và hiển thị
Bên cạnh đèn cảnh báo hiển thị trên đồng hồ thì hệ thống đèn báo lỗi trên xe nâng điện, xe nâng dầu,…còn vô cùng đa dạng. Dưới đây là các bộ phận cơ bản:
STT |
HỆ THỐNG ĐÈN |
VAI TRÒ |
1 |
Đèn báo dây an toàn |
|
2 |
Đèn báo phanh |
|
3 |
Đèn báo bình ắc quy đã sạc đầy |
|
4 |
Đèn báo áp suất dầu động cơ |
|
5 |
Đèn báo nhiệt độ dầu ly hợp |
|
6 |
Đèn báo lỗi trên xe nâng – Đèn báo động cơ |
|
7 |
Đèn báo khoá hệ thống thuỷ lực |
|
8 |
Đèn báo bugi sấy |
|
9 |
Đèn cảnh báo nhiều mục đích |
|

Trong hệ thống đèn báo lỗi trên xe nâng thì đây là những đèn cơ bản. Mỗi loại đèn đóng vai trò và có ý nghĩa nhất định đối với xe nâng. Tuy nhiên, chúng có điểm chung là đều phát tín hiệu cảnh báo giúp người điều khiển có thể nhận biết được các lỗi cũng như vấn đề mà xe nâng gặp phải, từ đó có cách điều chỉnh, xử lý kịp thời. Tất cả nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người lái, xe nâng cũng như hàng hoá.
4. Xử lý khi đèn báo lỗi trên xe nâng
Khi đèn phát tín hiệu cảnh báo thì người điều khiển cần xử lý như thế nào? Đây là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. Dưới đây là một số lưu ý và hướng dẫn cơ bản mà người điều khiển xe nâng hàng cần nắm rõ:
4.1 Xác định loại đèn và vị trí hiển thị đèn báo lỗi trên xe nâng
Người điều khiển cần nắm rõ bảng mã lỗi xe nâng cũng như biết cách đọc thông số hiển thị màn hình một cách chính xác để sớm phát hiện lỗi, sự cố mà xe nâng gặp phải. Thao tác như sau:
- Đầu tiên truy cập vào màn hình hiển thị menu, đến màn hình chọn bảng lỗi.
- Chọn xem mã lỗi riêng biệt cho cả phần lỗi điện và cơ.

4.2 Kiểm tra mã lỗi
Mỗi hãng xe sẽ có bảng mã lỗi xe nâng. Người điều khiển chỉ cần theo đó để xác định được lỗi mà xe nâng gặp phải. Khi đèn tín hiệu nào báo sáng chứng tỏ bộ phận đó có vấn đề, cần được kiểm tra kỹ càng. Trường hợp người điều khiển không xác định được mã lỗi thì cần liên hệ với bên cung cấp xe nâng để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ. Như vậy khi đèn báo lỗi trên xe nâng phát cảnh báo thì người điều khiển cần đặc biệt lưu ý.
4.3 Xử lý và sửa chữa
Khi đã xác định được mã lỗi xe nâng thì cần sửa chữa, xử lý theo lỗi tương tự. Đối với những lỗi cơ bản, đơn giản như khởi động sai cách, ngồi sai tư thế hay chưa thắt dây an toàn,… thì người lái có thể tự điều chỉnh.
Với những lỗi phức tạp hơn liên quan đến động cơ, linh kiện, phụ tùng,… hoặc khi đèn báo lỗi trên xe nâng phát tín hiệu liên tục mà người điều khiển không biết cách xử lý thì nên liên hệ đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn, kinh nghiệm để xử lý kịp thời, đảm bảo tiến độ hoạt động của xe nâng cũng như an toàn cho cả người, xe và hàng hoá.

Chính vì vậy, khi mua xe nâng hàng, doanh nghiệp hoặc cá nhân cần lựa chọn địa chỉ uy tín, đảm bảo chính sách bảo hành tốt nhất để khi gặp bất cứ sự cố nào đều có thể liên hệ và được hỗ trợ xử lý nhanh chóng, kịp thời. Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn là tổng đại lý phân phối chính hãng và duy nhất hãng xe nâng HangCha số 1 Trung Quốc. Với mức giá cạnh tranh, sản phẩm đa dạng, chất lượng cùng chính sách bảo hành hậu mãi, hỗ trợ tối đa cho khách hàng nên Thiên Sơn được nhiều người lựa chọn.
Phía trên là những thông tin chúng tôi cung cấp về đèn báo lỗi trên xe nâng. Nếu quý khách có nhu cầu mua xe nâng, hãy liên hệ hotline 0869 285 225 để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm: