Forklift là gì? Đây là một câu hỏi tương đối phổ biến khi bạn tìm hiểu về các thiết bị có chức năng hỗ trợ nâng hạ, bốc xếp và di chuyển hàng hóa. Vậy Forklift có cấu tạo như thế nào, cách phân loại và các ứng dụng của chúng trong thực tiễn ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé
Nội dung bài viết
I. Tổng quan về Forklift
Có thể bạn từng nghe nói rất nhiều về Forklift, và cũng từng nghe rất nhiều định nghĩa về chúng. Thế nhưng Forklift thực sự là gì?
1.1 Forklift là gì
Hiện nay có 2 cách định nghĩa về Forklift bao gồm: Forklift mang nghĩa càng nâng, và Forklift mang nghĩa xe nâng cụ thể như sau:
Forklift hay Forklift truck là thuật ngữ để chỉ thiết bị có chức năng nâng hạ kết hợp với di chuyển hàng hóa (xe nâng). Forklift giúp đưa hàng hóa lên cao, xếp dỡ hàng hóa hoặc di chuyển chúng từ nơi này đến nơi khác một cách dễ dàng. Forklift gồm 2 thành phần chính bao gồm bộ phận chuyển động, và bộ phận hỗ trợ nâng hạ.
Forklift là từ được cấu tạo từ 2 từ: Fork (càng) và lift (nâng lên), như vậy Forklift là từ để chỉ càng nâng, một bộ phận được gắn phía trước của xe nâng. Chúng có tác dụng đỡ phía dưới hàng hóa, cùng với khung nâng hỗ trợ đưa hàng hóa lên cao. Nếu định nghĩa Forklift là càng nâng thì Forklift Truck sẽ là từ để chỉ xe nâng.
Như vậy khi được hỏi Forklift là gì bạn có thể trả lời theo 2 cách trên đều đúng. Tuy vậy trong lĩnh vực máy móc thiết bị cơ giới, khi nhắc tới Forklift, hay xe Forklift chúng ta mặc định hiểu chúng là xe nâng, hay xe nâng hàng thay vì hiểu theo nghĩa càng nâng bạn nhé.

1.2 Phân loại các dòng Forklift
Thông qua khái niệm Forklift là gì bạn cũng đã hình dung được ứng dụng cơ bản của dòng thiết bị này. Tuy vậy tồn tại hàng trăm hàng nghìn lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực lại có yêu cầu về nâng hạ, di chuyển hàng hóa riêng, Forklift truck cũng sẽ được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu đó. Vậy cách người ta phân loại Forklift như thế nào?
1. Phân loại theo tải trọng:
Đây là cách phân loại các dòng xe nâng (Forklift) phổ biến nhất. Người ta dựa vào trọng tải hàng hóa mà chiếc xe nâng có thể nâng hạ mà xếp chúng thành từng nhóm khác nhau như: Xe nâng 1 tấn, xe nâng 2 tấn, xe nâng 3 tấn,… xe nâng 50 tấn.
Mỗi loại xe nâng theo trọng tải lại bao gồm nhiều loại xe khác nhau như: Xe nâng dầu, gas, cơ, hay như xe nâng tự động, bán tự động, tay thấp, đứng lái,…
2. Phân loại Forklift theo động cơ và nguyên liệu.
Cách phân loại xe nâng (Forklift) phổ biến thứ 2 là phân loại xe nâng theo động cơ hoặc nhiên liệu mà chúng sử dụng. Có 3 loại nguyên liệu phổ biến dùng cho Forklift bao gồm: nguyên liệu dầu, nguyên liệu Điện, và nguyên liệu Gas, ngoài ra còn có một số dòng Forklift chạy bằng xăng.
Tương ứng với các loại nguyên liệu kể trên sẽ có 2 loại động cơ bao gồm: xe nâng sử dụng động cơ đốt trong, và xe nâng điện. Còn nhóm xe nâng sử dụng 100% sức người được xếp vào thiết bị nâng hạ thay vì gọi là xe.
3. Phân loại Forklift theo kiểu dáng.
Một số người am hiểu về xe nâng hàng (Forklift) người ta thường chia Forklift thành các nhóm dựa trên kiểu dáng và cách điều khiển xe như: Xe nâng tay thấp, xe nâng tay cao, xe nâng 3 bánh, xe nâng 4 bánh, xe nâng reach truck, cắt kéo, Forklift đứng lái, ngồi lái… Trong đó:
Xe nâng tay thấp: Là dòng xe có bộ phận điều khiển bằng tay gắn trực tiếp với bánh lái để điều hướng. Chúng có khả năng nâng hàng với độ cao khoảng 10Cm. Xe được tích hợp một số trang bị trên tay điều khiển như: phanh, còi, ga,..
Xe nâng tay cao: Cũng tương tự như dòng tay thấp, chúng có bộ phận điều khiển bằng tay gắn với bánh xe điều hướng. Nhưng thay vì di chuyển hàng hóa chúng còn có khả năng nâng hàng hóa lên cao tới vài mét.
Xe nâng 3 bánh, 4 bánh: Là dòng xe Forklift trang bị 3 bánh hoặc 4 bánh mà thôi

1.3 Một số dòng xe Forklift và tên tiếng anh của nó.
Tên tiếng anh của các dong Forklift là gì | ||
STT | Tên tiếng anh |
Giải thích tiếng việt
|
1 | Internal Combustion Pneumatic Forklift |
Xe nâng hàng sử dụng lốp hơi và chạy động cơ đốt trong
|
2 | Internal Combustion Cushion Forklift |
Xe nâng sử dụng động cơ đốt trong được trang bị lốp đặc
|
3 | High Capacity Forklift |
Xe nâng có trọng tải nâng lớn từ 8 đến 50 tấn
|
4 | Electric Counterbalance Forklift |
Xe nâng điện sử dụng đối trọng để cân bằng
|
5 | Hand pallet truck |
Xe nâng Pallet điều khiển bằng ta
|
6 | Walkie pallet truck |
Xe nâng Pallet điều khiển bằng tay sử dụng sức điện hỗ trợ
|
7 | Order picker |
Dòng xe nâng hàng sử dụng để nhặt và gắp hàng hóa
|
8 | Platform Stacker |
dòng xe dùng để xếp hàng trên giá kệ
|
9 | Stock chaser |
Dòng xe lấy hàng
|
10 | Personnel carrier |
Dòng xe nâng hạ người
|
11 | Reach truck |
Dòng xe có tầm cao nâng lớn trong kho hàng
|
II. Cấu tạo và ứng dụng của Forklift
Forklift truck có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp, tùy theo nhu cầu sử dụng và tài chính của doanh nghiệp. Tuy vậy chúng cũng có những đặc điểm về cấu tạo chung. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua về cấu tạo và của Forklift là gì nhé.
2.1 Cấu tạo chung của Forklift
Một chiếc Forklift có cấu tạo chung gồm 3 bộ phận: Bộ phận nâng hạ, bộ phận di chuyển, và bộ phận điều khiển. Chúng có thể được thiết kế từ thô sơ đến phức tạp, từ kích thước nhỏ to tới siêu to khổng lồ, ngoài ra xe nâng còn được trang bị các bộ phận đối trọng. Vậy cấu tạo chung của Forklift là gì?
- Bộ phận nâng hạ: Với một chiếc Forklift truck cơ bản, bộ phận nâng hạ chỉ bao gồm 1 càng nâng, với nhiệm vụ đỡ lấy hàng hóa. Với Forklift tự động, bộ phận nâng có thể bao gồm: Càng nâng, giá nâng, khung nâng, các bộ công tác, các pitton thủy lực, bánh răng, dây xích,…
- Bộ phận di chuyển: Là cơ cấu giúp Forklift truck có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Với xe nâng có cấu tạo thô sơ, bộ phận di chuyển chỉ bao gồm các bánh xe gắn trên giá đỡ. Với xe nâng tự động chúng sẽ bao gồm hệ thống bánh xe, động cơ, hộp số, hệ thống truyền động, điều khiển di chuyển,…
- Bộ phận điều khiển: Forklift truck bao gồm 2 loại điều khiển chính bao gồm điều khiển bằng tay và điều khiển tự động hoàn toàn. Chúng có thể được tích hợp vô lăng, hệ thống cảm biến, hộp số, cơ cấu điều khiển nâng hạ, màn hình hiển thị,…

2.2 Ứng dụng của Forklift là gì?
Như đã chia sẻ trong phần Forklift là gì, bạn có thể thấy rằng xe nâng có 2 ứng dụng chính gồm: Nâng hạ và di chuyển hàng hóa. Tuy vậy trong thực tiễn chúng có nhiều ứng dụng hơn thế rất nhiều. Mỗi dòng xe khác nhau lại được thiết kế để đáp ứng một số nhu cầu công việc riêng. Dưới đây là một số ứng dụng như thế.
Ứng dụng của xe nâng (Forklift) điện.
Xe nâng điện với ưu điểm sạch sẽ, yên tĩnh, an toàn và không phát thải khí độc hại. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các nhà kho, phân xưởng. Dòng xe này có thể nâng hạ hàng hóa lên tới 8 tấn, hoạt động liên tục 6 đến 8 giờ, chiều cao nâng có thể đạt 12 mét. Một số dòng xe nâng điện được trang bị công nghệ đặc biệt với khả năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt của các kho lạnh.
Ứng dụng của xe nâng (Forklift) dầu.
Đây là dòng xe nâng với ưu điểm về sức mạnh, sự bền bỉ. Chúng có khả năng hoạt động liên tục nhiều ngày mà không cần nghỉ ngơi. Động cơ dầu mạnh mẽ sản sinh công suất lớn, vì vậy xe dầu có khả năng hoạt động linh hoạt trong nhiều điều kiện môi trường và thời tiết.
Công suất động cơ dầu linh hoạt, chúng có thể được thiết kế để nâng hàng ở trọng tải thấp từ 1 tấn, cho tới hàng hóa siêu trọng tải lên tới 50 tấn. Chúng có khả năng nâng hạ nhiều loại hàng hóa khác nhau với hình dáng, cấu tạo, và thiết kế riêng
Xe nâng dầu có nhược điểm là ồn ào, và tạo ra khí thải, vì vậy chúng không thích hợp để làm việc trong các môi trường kín hoặc cần sự yên tĩnh.
Ứng dụng của các dòng xe nâng tay (Pallet truck)
Pallet truck Là dòng xe có thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, chúng phù hợp cho các loại hàng hóa trọng tải nhỏ từ 1 đến 3 tấn, chiều cao nâng dưới 3 mét. Dòng xe Forklift này có thể được trang bị động cơ điện, dầu hoặc cơ hoàn toàn. Chúng được sử dụng để di chuyển trong các môi trường có lối đi nhỏ hẹp, quãng đường di chuyển ngắn
Các ứng dụng khác của Forklift Truck
Ngoài 3 ứng dụng kể trên của xe nâng (Forklift) chúng còn rất nhiều ứng dụng khác như: Tạo ra lực kéo, đẩy hàng hóa hoặc phương tiện. Khi xe nâng được trang bị các phụ kiện (bộ công tác). Chúng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn thay vì việc nâng hạ và di chuyển thông thường như: Xúc đổ các loại vật liệu, kẹp giấy, kẹp gạch, đưa người lên cao,…

2.3 Cách quản lý Forklift hiệu quả.
Thông thường mỗi doanh nghiệp có thường một hoặc một vài xe Forklift, việc quản lý và điều hành chúng được giao cho một số lái xe nhất đinh. Thế nhưng nếu như doanh nghiệp của bạn sở hữu 5, 10 xe hoặc nhiều hơn thì sao. Việc đảm bảo xe nâng của bạn hoạt động trơn tru, là điều không dễ dàng. Việc quản lý không đơn thuần là xe mà nó bao gồm cả phụ kiện, pin, bánh xe, động cơ,…Lúc này bạn cần có một phương thức quản lý chúng một các hiệu quả và an toàn. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để quản lý đội xe Forklift của mình.
Bước 1: Phân loại đội xe:
Để quản lý tốt xe Forklift bạn cần phân loại chúng thành từng nhóm và giao cho bộ phận phụ trách quản lý. Một số thông số bạn cần chú ý khi phân loại đội xe của mình như sau:
- Cấu tạo của xe, loại xe, trong tải của xe và số seri
- Loại động cơ, loại lốp xe, các bộ công tác xe nâng đi kèm, tình trạng của chúng. Việc này giúp bạn theo dõi số lượng phụ tùng trong kho, từ đó có giải pháp bổ sung, sữa chữa ngay lập tức.
- Tuổi thọ xe Forklift cũng cần được chú ý. Bạn cần lập danh mục xe mới, xe hoạt động trong thời gian trung hạn, và những chiếc xe chuẩn bị tới thời kì thay thế. Việc này giúp bạn tiết kiệm chi phí cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng cho xe.
Bước 2: Đánh giá đội xe Forklift thường xuyên.
Với bất kì một phương thức quản trị nào cũng vậy, đánh giá là phương thức tốt nhất giúp bạn quản lý và kiểm soát chất lượng và tình hình hoạt động của đội. Với dòng xe Forklift cũng vậy để đánh giá đội xe của mình bạn cần thực hiện một số yêu cầu sau:
- Cập nhật thường xuyên: Thực hiện đánh giá, kiểm tra và ghi chép tình trạng cũng như hoạt động của xe liên tục.
- Ước lượng số trang thiết bị cần bổ sung vào kho dự trữ đề phòng hỏng hóc có thể thay thế ngay lập tực.
- Cập nhật thời gian hoạt động, tuổi đời của xe để có thể lên phương án bảo trì, bảo dưỡng và thanh mới xe.
Bước 3: Xây dựng các bộ quy định vận hành.
Để có thể quản trị tốt đội xe của mình bạn cần xây dựng bộ quy trình vận hành tiêu chuẩn. Mỗi dòng xe cần có các quy định vận hành, bảo trì, bảo dưỡng riêng. Việc này giúp đảm bảo mọi hoạt động một cách chính xác, an toàn. Hạn chế các rủi ro về người và tài sản trong quá trình hoạt động của đội xe.
Bước 4: Xây dựng hệ thống quản lý khi có thể
Thông thường chúng ta thực hiện việc quản lý một cách thủ công. Thế nhưng phương pháp này cực kỳ tốn kém và mất thời gian. Khi số lượng đội xe của bạn lên tới hàng trăm chiếc, việc ghi chép, đối soát là bất khả thi. Vì vậy sau khi tối ưu hóa quy trình quản trị thì việc ứng dụng hệ thống quản lý là vô cùng cần thiết.
LIÊN HỆ: CÔNG TY CỔ PHẦN XE NÂNG THIÊN SƠN Trụ sở : Số 72 Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội Hotline: 0869285225 Website: https://xenangthienson.com/ |
Tạm kết về Forklift là gì
Như vậy tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm Forklift là gì? Thông qua bài viết bạn cũng được hiểu thêm về cấu tạo, ứng dụng, cũng như cách quản lý đôi xe Forklift. Theo đó khi được hỏi Forklift là gì, bạn có thể trả lời rằng Forklift là khái niệm để chỉ các thiết bị có chức năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Chúng bao gồm nhiều nhóm khác nhau như, xe nâng cơ, xe nâng điện, xe nâng dầu, với trọng tải nâng đa dạng từ 1 đến 50 tấn. Các dòng Forklift hay Forklift truck được thiết kế để đáp ứng hầu hết các nhu cầu cũng như ngân sách của doanh nghiệp.