Năng lượng mặt trời vốn được biết đến là nguồn năng lượng sạch và vô cùng quý giá cho sự sống của con người và các sinh vật trên toàn địa cầu. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ năng lượng mặt trời là gì? Chúng có những lợi ích gì? Tính ứng dụng ra sao? Cách khai thác, sử dụng và tiềm năng như thế nào?,… Dưới đây sẽ là cập nhật giải đáp năng lượng mặt trời là gì và những câu hỏi phổ biến nhất liên quan đến kiến thức về năng lượng mặt trời mà có thể nhiều người đang tìm kiếm.
Nội dung bài viết
GIẢI MÃ 10 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
1. Năng lượng mặt trời là gì?
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng được tạo ra từ quá trình chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng hoặc nhiệt năng. Có thể hiểu đơn giản thì năng lượng mặt trời chính là nguồn năng lượng bức xạ và nhiệt được tạo ra bởi mặt trời.
Như vậy, đây là nguồn năng lượng sạch và bền vững. Chúng là sự hoà quyện giữa ánh sáng và công nghệ để biến tia hoả từ mặt trời thành nguồn tài nguyên tái tạo dồi dào, giúp giảm phát thải ra môi trường và đóng góp lớn vào sự đa dạng của các nguồn năng lượng trên toàn cầu. Năng lượng mặt trời vô cùng lâu đời, là nguồn năng lượng đầu tiên, thậm chí trước cả sự xuất hiện của lửa. Ánh sáng từ mặt trời đã mang lại sự sống cho toàn bộ sinh vật trên khắp hành tinh. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi “Năng lượng mặt trời là gì?”

Không những vậy, chúng còn là nguồn năng lượng vô hạn, có tiềm năng lâu dài nếu biết cách sử dụng và khai thác hợp lý. Năng lượng mặt trời không chỉ là nguồn điện mà còn là tia hy vọng cho tương lai, định hình một hành trình tiến xa hướng tới sự bền vững và hài hòa với thiên nhiên và các quốc gia đều hướng tới. Đây cũng là giải đáp năng lượng mặt trời là gì mà nhiều người đang tìm kiếm.
2. Năng lượng mặt trời thuộc loại tài nguyên nào?
Đây cũng là một trong những câu hỏi thường gặp liên quan đến năng lượng mặt trời. Bên cạnh tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên gió,… thì năng lượng mặt trời cũng là một trong những loại tài nguyên vô cùng quý giá. Đây là nguồn năng lượng sạch thuộc dạng tài nguyên vô tận, có khả năng tái tạo và không lo cạn kiệt như các loại tài nguyên thông thường khác. Theo các nghiên cứu, bức xạ tỏa ra từ mặt trời sẽ được phát ra đều đặn và liên tục mà không bị gián đoạn với thời gian lên đến khoảng 6 tỷ năm tới.

3. Ưu điểm của năng lượng mặt trời là gì?
Năng lượng mặt trời được ví như “nhạc bản” của tự nhiên. Chúng có thể đánh thức một bản giao hưởng tiềm ẩn của lợi ích vô song mà ánh sáng chính là những người “nghệ sĩ” vô hình. Chúng biến đổi tia sáng thành nguồn năng lượng sạch và giúp duy trì sự sống của mọi sinh vật trên địa cầu. Năng lượng mặt trời không chỉ là nguồn lực mà chúng còn là sự phát triển mang tính chất bền vững, mở ra những trải nghiệm mới và cơ hội rộng lớn, đây cũng chính là đích đến của nhân loại.
So với những loại năng lượng khác thì ưu điểm của năng lượng mặt trời là gì? Dưới đây là một số điểm mạnh của chúng:
- Năng lượng mặt trời là vô tận, không bị cạn kiệt, có thể tái sinh nên đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của con người cho đến hàng tỷ năm sau.
- Có thể được sử dụng ở mọi nơi mà ánh sáng chiếu tới.
- Là nguồn năng lượng xanh, không phát thải khí CO2 nên hoàn toàn thân thiện với môi trường.
- Chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả sử dụng lại cực cao.
- Có thể được ứng dụng rộng rãi với các điểm mù tại nhiều quốc gia khác nhau.

4. Hạn chế của năng lượng mặt trời là gì?
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì liệu nguồn năng lượng này có nhược điểm nào hay không? Nhược điểm của năng lượng mặt trời là gì? Theo đó, nguồn năng lượng này thường sẽ hạn chế sử dụng khi ánh sáng mặt trời yếu, ban đêm hoặc khi trời mua bão. Trong khi đó, nguồn năng lượng dự trữ thường không được duy trì lâu nên khá bất tiện trong những trường hợp đặc biệt. Bên cạnh đó, nguyên liệu sản xuất và chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cũng khá cao trong khi mật độ năng lượng của chúng còn tương đối thấp.
5. Lợi ích của năng lượng mặt trời là gì?
Với những đặc điểm từ năng lượng mặt trời thì chúng mang đến nhiều lợi ích. Trong đó, một số lợi ích của năng lượng mặt trời điển hình phải kể đến như:
- Nguồn năng lượng vô tận, có khả năng tái tạo: Với năng lượng mặt trời thì người dùng có thể tận dụng thoải mái mà không cần phải suy nghĩ đến tiết kiệm bởi chỉ cần có ánh sáng là có chúng. Theo một số nghiên cứu thì ánh sáng mặt trời có sẵn trong khoảng gần 6 tỷ năm. Đặc biệt, chúng có khả năng tái tạo nên đáp ứng mọi nhu cầu của con người.
- Có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: Khi tìm hiểu năng lượng mặt trời là gì thì chắc hẳn không ai là không biết năng lượng mặt trời thực chất là quá trình chuyển đổi ánh sáng thành điện năng và nhiệt năng. Vì vậy, chúng có thể được sử dụng ở những mục đích về cả điện và nhiệt. Trong khi đó, ứng dụng của điện và nhiệt lại rộng rãi và bao phủ khắp các lĩnh vực của đời sống nên có thể nói năng lượng mặt trời có thể ứng dụng đa dạng với các mục đích khác nhau.
- Tiết kiệm chi phí điện năng: Thay vì phải chi trả tiền điện mỗi tháng thì việc sử dụng điện từ những tấm pin mặt trời sẽ giúp con người tiết kiệm tiền điện khá tốt. Đây cũng chính là một trong những lợi ích nổi bật của loại năng lượng này.
- Chi phí bảo trì khá thấp: Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất điện, nhiệt từ năng lượng mặt trời nên chúng ít khi phát sinh vấn đề, trục trặc, từ đó hạn chế bảo trì và chi phí cũng được tiết kiệm đáng kể.
- Bảo vệ môi trường: Nếu năng lượng hoá thạch khi sử dụng có thể phát ra khí CO2 gây hại môi trường thì năng lượng mặt trời lại hoàn toàn “xanh – sạch”. Nhờ đó, việc sử dụng dòng năng lượng này là lý tưởng, giúp bảo vệ môi trường và phòng tránh những hiện tượng ô nhiễm hay hiệu ứng nhà kính mà Trái Đất đang gặp phải hiện nay. Nếu thắc mắc lợi ích của năng lượng mặt trời là gì thì bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí chính là điểm nổi bật.

6. Ứng dụng của năng lượng mặt trời là gì?
Với vai trò đặc biệt, nguồn tài nguyên vô tận, có thể tái sinh này có tiềm năng vô cùng lớn và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Chúng không chỉ cung cấp nguồn điện, nước nóng năng lượng mặt trời, hệ thống lọc nước biển, phơi sấy,… Dưới đây là chi tiết các ứng dung của năng lượng mặt trời:

- Nguồn điện sinh khối: Ứng dụng của năng lượng mặt trời là gì thì nguồn điện sinh khối chính là phổ biến hàng đầu.Việc sử dụng các tấm pin mặt trời để chuyển đổi ánh sáng thành điện năng sẽ cung cấp nguồn điện sạch cho gia đình, doanh nghiệp và công nghiệp, đảm bảo chúng sạch và tiết kiệm các nguồn điện hiện đang khan hiếm.
- Làm nóng nước: Hiện nay, năng lượng mặt trời được sử dụng khá nhiều để đun nóng nước, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người. Một trong những ví dụ điển hình cho ứng dụng này là bình nước nóng năng lượng mặt trời Thái Dương đang được các gia đình sử dụng phổ biến.
- Sưởi ấm không gian: Nhờ khả năng bức xạ nhiệt mà năng lượng mặt trời còn được ứng dụng trong việc sưởi ấm không gian. Cách sử dụng hệ thống sưởi năng lượng mặt trời có tác dụng làm ấm không gian vào mùa lạnh khá tốt.
- Ứng dụng trong chiếu sáng: Nhờ biến đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng mà chúng cung cấp nguồn ánh sáng cho đèn đường phố, đèn công cộng và hàng loạt các thiết bị chiếu sáng khác.
- Sạc thiết bị di dộng: Nếu đang quan tâm ứng dụng của năng lượng mặt trời thì có lẽ đây cũng là một trong những điều đặc biệt của nguồn năng lượng này mà nhiều người không biết. Chúng được ứng dụng trong sạc điện thoại di động, máy tính bảng, đèn pin cũng như hàng loạt thiết bị khác.
- Quy hoạch đô thị và xây dựng xanh: Hiện nay, năng lượng mặt trời còn được ứng dụng trong việc quy hoạch đô thị và xây dựng nhằm giảm áp lực lưới điện và tạo ra các khu đô thị bền vững. Đây cũng chính là lời giải cho câu hỏi ứng dụng của năng lượng mặt trời là gì mà nhiều người đang tìm kiếm.
- Ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp: Việc sử dụng năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho hệ thống tưới nước tự động và các thiết bị nông nghiệp thông minh cũng đang được triển khai rộng rãi.
- Sản xuất nhiệt cao: Một trong những ứng dụng của năng lượng mặt trời là khả năng tạo ra nhiệt độ cao, đáp ứng quy trình sản xuất công nghiệp mà điển hình là ở nhà máy thuỷ tinh, thép, hoá chất,…
- Ứng dụng trong lĩnh vực vũ trụ và quốc phòng: Sử dụng năng lượng mặt trời trong các ứng dụng vũ trụ, như cung cấp nguồn năng lượng cho vệ tinh và trạm không gian.

Như vậy, có thể nói tính ứng dụng của năng lượng mặt trời là vô cùng rộng rãi. Chúng không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người mà khi đi cùng các công nghệ hiện đại thì nguồn năng lượng vô tận này còn được biến đổi thành những mục đích lớn lao trong sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng,… Đây cũng là năng lượng xanh – sạch, có thể tái sinh nên ngày càng được các quốc gia hướng tới.
7. Điện năng lượng mặt trời là gì?
Điện năng lượng mặt trời có thể được hiểu đơn giản chính là điện được tạo ra từ ánh sáng mặt trời. Theo đó, các tấm pin mặt trời (được gọi là các tế bào quang điện) tiến hành chuyển đổi ánh sáng thành điện năng (Quá trình điện quang hoá) giúp cung cấp nguồn điện sạch và có khả năng tái tạo. Đây là một phương tiện hiệu quả và bền vững, không tạo ra khí nhà kính, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ nguồn hóa thạch nên ngày càng được ưa chuộng.
Hiện nay, điện năng lượng mặt trời đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Chúng cung cấp điện năng cho hệ thống chiếu sáng (các loại đèn), hệ thống làm mát (điều hoà nhiệt độ, quạt), thiết bị máy móc sản xuất trong kho xưởng, thiết bị di động, các loại phương tiện giao thông, máy bơm nước sử dụng điện năng lượng mặt trời,… Như vậy, điện năng lượng mặt trời là gì cũng là thông tin mà nhiều người nên biết.
8. Khai thác năng lượng mặt trời bằng cách nào?
Bên cạnh những băn khoăn năng lượng mặt trời là gì, chúng có ưu điểm, hạn chế và tính ứng dụng ra sao thì nhiều người còn băn khoăn về cách khai thác loại tài nguyên này. Theo đó, hiện nay có nhiều phương pháp để khai thác năng lượng từ mặt trời. Trong đó điển hình bao gồm phương pháp chủ động và thụ động, cụ thể như sau:
- Phương pháp khai thác năng lượng mặt trời dạng CHỦ ĐỘNG: Đây là phương pháp hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến như tấm pin mặt trời để thu nạp năng lượng từ bức xạ mặt trời. Nguồn điện năng lượng mặt trời này được phân phối thông qua hệ thống quạt hoặc máy bơm, cung cấp nhiệt độ hoặc điện năng cho các mục đích sưởi ấm, làm mát hoặc sử dụng điện, từ đó đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống và sản xuất,…
- Phương pháp khai thác năng lượng mặt trời dạng BỊ ĐỘNG: Bằng việc tận dụng nguyên tắc thu giữ nhiệt trong cấu trúc vật liệu của các công trình xây dựng, thông qua việc sử dụng vật liệu có khả năng hấp thụ và giữ nhiệt từ ánh sáng mặt trời có thể tiến hành phương pháp này giúp tăng nhiệt độ bên trong các công trình và sử dụng nó cho các mục đích sưởi ấm hoặc nước nóng. Đây là phương pháp mang tính chất thụ động và còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh hai phương pháp kể trên thì còn nhiều cách có thể khai thác năng lượng vô tận từ mặt trời. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện đại, nguồn năng lượng này ngày càng được tiếp cận và tận dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực của đời sống cũng như đáp ứng nhu cầu sản xuất khác. Vì vậy, cách khai thác năng lượng mặt trời là gì và như thế nào sẽ không còn là vấn đề quá khó khăn.
9. Lưu trữ năng lượng mặt trời bằng phương pháp nào?
Bên cạnh việc khai thác, sử dụng trực tiếo thì nhu cầu lưu trữ năng lượng mặt trời cũng đang ngày càng gia tăng. Vậy lưu trữ năng lượng mặt trời là gì? Có thể thực hiện bằng cách nào? Dưới đây là một số gợi ý cơ bản:
- Pin năng lượng mặt trời (Battery Storage): Đây là một trong những cách phổ biến và được áp dụng khá nhiều hiện nay. Pin năng lượng mặt trời để lưu trữ dư thừa năng lượng được tạo ra từ ánh sáng mặt trời vào thời điểm năng lượng sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu thụ. Pin giữ lại năng lượng này để sử dụng khi ánh sáng mặt trời không còn hoặc không đủ với những mục đích khác nhau.
- Hệ Thống Lưu Trữ Nhiệt (Thermal Storage): Cách lưu trữ năng lượng mặt trời này cũng khá phổ biến. Theo đó, hệ thống lưu trữ nhiệt để giữ lại nhiệt độ được tạo ra từ ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ này có thể được sử dụng sau đó để sản xuất hơi nước, nước nóng hoặc thậm chí để sưởi ấm không gian.
- Chất Lỏng Lưu Trữ Nhiệt (Phase Change Materials – PCM): Nhiều người băn khoăn chất lỏng nhiệt lưu trữ năng lượng mặt trời là gì? Có thể hiểu chúng là loại đặc biệt, được sử dụng để giữ lại và giải phóng nhiệt độ một cách hiệu quả. PCM thay đổi giai đoạn từ chất rắn sang chất lỏng và ngược lại ở một nhiệt độ cố định, giúp duy trì năng lượng nhiệt.
- Hydrogen Production: Một trong những cách lư trữ năng lượng mặt trời khá phổ biến mà nhiều người chưa biết chính là sử dụng năng lượng mặt trời để tách nước thành hydro và oxy. Hydro có thể được lưu trữ và sử dụng làm nguồn năng lượng sau này thông qua quá trình đốt cháy hoặc sử dụng trong các ứng dụng khác như nhiên liệu ô tô.

Bên cạnh những cách trên thì nguồn năng lượng này còn được lưu trữ bằng cách năng Lượng Nước Dưới Đất (Pumped Hydro Storage) và công nghệ lữu trữ điện trực tiếp. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể cũng như nhu cầu lưu trữ khác nhau mà có thể áp dụng cách lưu trữ cụ thể, phù hợp. Khi tìm hiểu về năng lượng mặt trời là gì thì bạn nên nắm rõ những thông tin này.
10. Chi phí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời khoảng bao nhiêu?
Từ giải đáp năng lượng mặt trời là gì thì không ít người tò mò về chi phí của chúng. Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời có chi phí bao nhiêu sẽ phụ thuộc khoảng 60% vào thiết bị vật tư chính, các tấm pin mặtt trời và khoảng 20% vào Inverter hòa lưới, 5% vào chi phí mua phụ kiện Tủ điện, dây dẫn và các phụ kiện khác, 10% chi phí khung, giàn, giá đỡ và cuối cùng 5% là chi phí nhân công thực hiện.
Ngoài ra, chi phí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ phụ thuộc vào loại điện cá nhân, hộ gia đình hay điện lưới cho doanh nghiệp, điện lưới để lưu trữ,… Mức chi phí điện gia đình sẽ giao động trong khoảng 40 – 100 triệu đồng, điện doanh nghiệp khoảng 11 – 18 triệu / 1 kWp, điện lưới lưu trữ khoảng 100 – 150 triệu đồng,… Tuy nhiên, mức giá chính xác ở mỗi đơn vị thi công sẽ khác nhau. Vì vậy, người dùng có nhu cầu nên tìm hiểu và cân nhắc thêm.

Phía trên là một số thông tin giải đáp năng lượng mặt trời là gì? Cũng như những câu hỏi liên quan đến nguồn năng lượng này như lợi ích, tính ứng dụng, ưu & nhược điểm, cách khai thác, tiềm năng, phương pháp lưu trữ,… thậm chí là chi phí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích dành cho nhiều người!