Năng lượng tái tạo đang được nhiều người nhắc đến và dự đoán sẽ thay thế các dạng năng lượng truyền thống trong tương lai. Vậy cụ thể năng lượng tái tạo là gì? Chúng có ưu điểm, hạn chế nào? Dưới đây là giải đáp chi tiết cũng như điểm danh một số dạng phổ biến như năng lượng mặt trời, gió, thuỷ triều, địa nhiệt, sinh khối,…
Nội dung bài viết
1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Năng lượng tái tạo hiện đang được nhiều người nhắc tới. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ năng lượng tái tạo là gì? Chúng có đặc điểm gì? Vai trò và ứng dụng ra sao? Có những dạng năng lượng tái tạo nào? Dưới đây là một số thông tin tổng quan về loại năng lượng này.
1.1 Năng lượng tái tạo là gì?
Nặng lượng tái tạo (Tiếng Anh: Renewable Energy) là khái niệm để chỉ các loại năng lượng sạch, được tạo ra từ thiên nhiên hay quy trình tự nhiên nào đó, liên tục, không bao giờ cạn kiệt và theo chuẩn mực của con người là vô hạn, điển hình như ánh sáng mặt trời, gió, mưa, nước,…
Như vậy, năng lượng tái tạo còn có thể hiểu là loại năng lượng có thể tái sinh, con người có thể khai thác và sử dụng tuỳ ý mà không lo cạn kiệt. Chúng có thể tự tái tạo liên tục trong thời gian ngắn. Đây cũng là điểm khác biệt với những nguồn năng lượng truyền thống và tạo nên lợi thế cho loại năng lượng này.
Bên cạnh việc băn khoăn tìm hiểu năng lượng tái tạo là gì thì nhiều người còn chưa biết cụ thể về các đặc điểm của chúng. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của năng lượng tái tạo:
- Nguồn năng lượng sạch, vô hạn.
- Có thể tái tạo trong khoảng thời gian ngắn và liên tục.
- Có ở nhiều nơi, bất cứ nơi đâu.
- Có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

1.2 Ưu và nhược điểm của năng lượng tái tạo là gì?
Mỗi loại năng lượng đều có những lợi thế và hạn chế nhất định, trong đó năng lượng tái tạo cũng không ngoại lệ. So với những nguồn năng lượng truyền thống thì năng lượng tái tạo sở hữu hàng loạt ưu thế nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Vậy cụ thể điểm mạnh và hạn chế của năng lượng tái tạo là gì? Dưới đây là bật mí chi tiết:
Ưu điểm:
- Đều là những nguồn năng lượng sạch, đảm bảo ít gây ô nhiễm nên thân thiện với môi trường, giảm trình trạng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
- Có khả năng tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục nên con người có thể sử dụng tuỳ ý mà không lo bị cạn kiệt.
- Các dạng năng lượng tái tạo vô cùng đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của con người.
- Có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
- Giúp tối ưu chi phí sử dụng điện cho các hộ gia đình, nhà máy, doanh nghiệp,…
- Không gây ồn như một số loại năng lượng truyền thống khác.
- Sử dụng năng lượng tái tạo giúp bảo vệ sức khoẻ con người và tiết kiệm những nguồn tài nguyên đang có nguy cơ cạn kiệt.
- Có mặt ở mọi nơi và có thể khai thác, sử dụng ở bất cứ nơi nào.
- Một số nguồn năng lượng có sức mạnh vô cùng lớn.
- Chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, độ bền cao gấp nhiều lần các loại thông thường.
Hạn chế:
Không chỉ tìm hiểu ưu điểm mà những nhược điểm của năng lượng tái tạo là gì cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số điểm hạn chế điển hình:
- Cần xây dựng hệ thống trang thiết bị hiện đại, cao cấp nên chi phí đầu tư ban đầu thường tốn kém.
- Hiệu suất hoạt động và tính ổn định thường không cao do bắt nguồn từ thiên nhiên và chịu ảnh hưởng từ nhiều tác nhân liên quan đến thời tiết, khí hậu,…
- Để sản xuất lượng điện lớn là vô cùng khó khăn.
- Để khai thác nguồn năng lượng tái tạo cần đến nhiều công nghệ hiện đại với quy trình nghiêm ngặt nên nhiều nước vẫn chưa thể sử dụng.

1.3 Ứng dụng của năng lượng tái tạo là gì?
Ứng dụng của năng lượng tái tạo là gì đang là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Theo đó, mỗi loại khác nhau sẽ có tính ứng dụng riêng. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay vẫn là sử dụng chúng để tạo ra nguồn điện hoặc tạo ra nguồn nước nóng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.
Bên cạnh đó, các dạng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thuỷ triều, nước, địa nhiệt,… còn được ứng dụng trong nhiều sản phẩm, lĩnh vực, điển hình phải kể đến như: Bình nước nóng năng lượng mặt trời, đèn tín hiệu giao thông, máy sưởi ấm, hệ thống chiếu sáng, đồng hồ, sạc pin, chế tạo công cơ học giúp vận hành máy móc, công nghệ tiệt trùng sữa, nhà kính,…
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại,… các nhà khoa học có thể tận dụng năng lượng tái tạo vào bất cứ ngành nghề nào. Thậm chí, năng lượng tái tạo còn có thể sử dụng trong việc nghiên cứu, chế tạo và sản xuất nhiều máy móc, thiết bị công nghiệp, bao gồm cả ô tô điện,…

2. CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO PHỔ BIẾN
Năng lượng được chia thành nhiều loại theo những tiêu chí khác nhau. Trong đó, các dạng năng lượng tái tạo là gì? Dưới đây là một số loại phổ biến, hiện đang được các nhà khoa học quan tâm và bắt đầu khai thác, ứng dụng trong đời sống:
2.1 Năng lượng mặt trời
Đây là loại năng lượng phổ biến và được nhiều người biết đến. Năng lượng mặt trời (thuật ngữ tiếng Anh là Solar Energy) được hiểu là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời đến trái đất. Đây là dòng năng lượng đã được con người khai thác từ thời cổ đại và ngày càng được chú trọng khai thác, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống hiện nay.
Năng lượng mặt trời có thể được khai thác bằng việc ứng dụng hàng loạt các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Chúng có thể được khai thác trực tiếp thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng từ các photon của Mặt Trời thành điện năng hoặc nhiệt năng, kiến trúc năng lượng mặt trời hay năng lượng mặt trời tập trung,…
Thông thường, hiện nay con người đã biết cách tận dụng nguồn năng lượng vô hạn từ mặt trời để tạo ra dòng diện cho các thiết bị sử dụng điện, sử dụng chúng để đun nước nóng, sưởi ấm,… đáp ứng nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt, giúp tiết kiệm tối đa chi phí điện năng. Có thể nói, khi tìm hiểu năng lượng tái tạo là gì thì không thể bỏ qua năng lượng mặt trời. Chúng vô cùng dồi dào và thuộc loại được ứng dụng nhiều nhất trong các dạng năng lượng tái tạo hiện nay.

2.2 Năng lượng thuỷ triều
Nếu đang băn khoăn năng lượng tái tạo là gì và có những loại nào phổ biến thì thuỷ triều cũng là gợi ý. Đây là một trong những dạng năng lượng sạch và thường được ứng dụng để tạo ra điện năng nhờ quá trình chuyển đổi năng lượng. Thông thường, năng lượng thuỷ triều sẽ được tạo ra từ những khu vực có vận tốc dòng chảy tương đối lớn hay mức thuỷ triều đủ độ cao. Khi đó, sự nâng hạ mực nước biển có thể làm chuyển động máy phát điện.
Tuy nhiên, xét về lâu dài thì hiện tượng thuỷ triều có thể sẽ bị giảm dần mức độ. Ngoài ra, thời gian kéo dài của hiện tượng thủy triều cũng nhỏ hơn so với tuổi thọ của mặt trời. Đây là nhược điểm của nguồn năng lượng này và cũng là lý do vì sao chúng chưa được ứng dụng rộng rãi. Hiện nay, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu các giải pháp để có thể ứng dụng năng lượng thuỷ triều hiệu quả nhất.

2.3 Năng lượng từ gió
Khi tìm hiểu năng lượng tái tạo là gì thì không thể nào bỏ qua năng lượng gió. Đây là dạng năng lượng được tạo nên từ sự chênh lệch nhiệt độ nóng của bề mặt Trái Đất, điều này tạo ra sự chuyển động của không khí, sinh ra gió. Có thể hiểu đơn giản thì năng lượng gió chính là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất.
Hiện nay, các nhà khoa học đang ngày càng đưa năng lượng gió vào sử dụng ở nhiều lĩnh vực đời sống. Thông thường, các tuabin gió sẽ được xây dựng với quy mô lớn và công suất hoạt động từ 600 kW cho đến 9 MW. Đặc biệt, số giờ đầy tải của tuabin thường thay đổi từ 16% đến 57% hàng năm và cao hơn ở ngoài khơi, ỏ những nơi gió thổi mạnh và liên tục. Khi tốc độ gió tăng cao thì sản lượng điện năng cũng theo đó mà gia tăng. Lúc này, công suất sẽ đạt được mức tối đa.
Tuy nhiên, việc ứng dụng năng lượng gió yêu cầu không gian vô cùng rộng. Đồng thời, quá trình sử dụng chúng cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều tác nhân bên ngoài. Thế nhưng không thể phủ nhận đây chính là nguồn năng lượng giá rẻ và vô tận, cần được khai thác nhiều hơn trong tương lai.

2.4 Năng lượng địa nhiệt
Có thể hiểu năng lượng địa nhiệt chính là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong tâm Trái Đất. Đây là loại năng lượng lâu đời, có nguồn gốc từ sự hình thành của hành tình, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, khoáng chất cũng như năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất.
Như vậy, ở những khu vực có độ dốc địa nhiệt đủ cao sẽ có thể khai thác và ứng dụng tạo ra điện năng. Tuy nhiên, quá trình khai thác chúng vô cùng khó khăn, với công nghệ còn nhiều giới hạn,… khiến nguồn năng lượng này bị han chế về tiện ích và chưa được khai thác và sử dụng đúng mức. Nếu còn băn khoăn chưa biết năng lượng tái tạo là gì thì địa nhiệt chính là ví dụ điển hình.

2.5 Năng lượng sinh khối
Hay còn gọi là năng lượng sinh học chính là nguồn năng lượng bắt nguồn từ động vật và cây trồng, có thể sử dụng trực tiếp hoặc dựa vào quá trình đốt cháy để sinh nhiệt. Khi tìm hiểu năng lượng tái tạo là gì thì sinh khối vẫn được nhắc tới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, năng lượng này thường ít được sử dụng bởi chúng không còn sạch hoàn toàn. Một số nhà khoa học chỉ ra, việc đốt sinh khối từ thực vật có thể khiến một lượng lớn khí CO2 được sinh ra, gây hại cho môi trường.

2.6 Thuỷ điện
Ngoài những dòng năng lượng kể trên thì năng lượng tái tạo là gì? Cụ thể thuỷ điện chính là một trong những dạng năng lượng tái tạo đang được ứng dụng phổ biến hàng đầu hiện nay. Nguồn năng lượng này đang dẫn đầu ở các quốc gia với nhà máy thuỷ điện quy mô lớn. Thuỷ điện phụ thuộc vào nước, vì vậy các nhà máy thuỷ điện thường được xây dựng ở khu vực các con sông hoặc thác nước có lưu lượng lớn.
Tuy là nguồn năng lượng sạch nhưng việc xây dựng thuỷ điện hiện nay ít được coi là năng lượng tái tạo bởi những con dập có thể làm chuyển hướng dòng chảy tự nhiên và ảnh hưởng đến sinh vật cũng như cuộc sống của con người. Dù vậy vẫn không thể nào phủ định được vai trò cũng như tính ứng dụng của năng lượng thuỷ điện hiện nay.

2.7 Nhiên liệu Hydrogen và pin nhiên liệu hydro
Đây là một trong những dạng năng lượng cũng đang được khai thác và sử dụng khá nhiều hiện nay. Theo đó, Hydrogen được sử dụng trong pin nhiên liệu hydro, tương tự như pin lưu trữ và hỗ trợ các động cơ điện. Sử dụng loại năng lượng này cũng góp phần lớn vào việc giảm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, theo dự đoán thì tương lai nguồn năng lượng tái tạo này sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều quốc gia.
Bên cạnh những dạng năng lượng phổ biến như gió, mặt trời, thuỷ triều, thuỷ điện, địa nhiệt, sinh khối,… thì còn nhiều dạng năng lượng tái tạo nhỏ được sản sinh trong các hoạt động công nghiệp cụ thể. Như vậy, năng lượng tái tạo là gì? Theo đó, có thể nói hiện nay loại năng lượng này đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Với nhiều ưu điểm nổi bật thì chúng đang hứa hẹn sẽ dần thay thế các dạng năng lượng truyền thống.
3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO HIỆN NAY
Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và han chế tình trạng hiệu ứng nhà kính. Không những vậy, đây là những nguồn năng lượng dồi dào, có khả năng tái sinh liên tục trong thời gian ngắn nên việc sử dụng có thể tuỳ ý mà không lo cạn kiệt. Chính vì vậy, nguồn năng lượng này đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và được định hướng sẽ phát triển mạnh mẽ, dần thay thế những nguồn năng lượng truyền thống đang gây ô nhiễm và có xu hướng cạn kiệt.

Tuy nhiên, thực trạng sử dụng năng lượng tái tạo là gì? Đây chính là nhu cầu cũng như tình hình sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ở nước ta. Hiện nay, nước ta đã và đang tiến hành nhiều dự án năng lượng mặt trời ở một số tỉnh phía Trung và phía Nam. Đồng thời, với đường bờ biển dài tới 3260 km cùng tốc độ gió hàng năm ở Biển Đông là 6m/s, nguồn năng lượng gió đang là thế mạnh của nước ta.
Tuy nhiên, các nguồn năng lượng tái tạo thường yêu cầu cao về công nghệ, kỹ thuật cũng như chi phí đầu tư các dự án khai thác vô cùng lớn. Đồng thời, một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật, pháp lý,… ảnh hưởng đến khả năng sử dụng năng lượng tái tạo. Điều này yêu cầu những dự án mới với sự đầu tư lớn, thông qua quá trình nghiên cứu để có thể tận dụng hết những nguồn năng lượng sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường và hạn chế chi phí điện năng cho người sử dụng.
Phía trên là những thông tin cơ bản giải đáp năng lượng tái tạo là gì? Ưu, nhược điểm của năng lượng tái tạo là gì? Đồng thời điểm danh một số dạng năng lượng phổ biến. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người! Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về sử dụng xe nâng cho các ngành nghề công nghiệp ứng dụng năng lượng tái tạo thì khách hàng liên hệ Công ty Thiên Sơn theo số hotline sau: 0869 285 225.