Phân bón giữ vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp cây trồng khỏe mạnh, chống chịu lại với sâu bệnh và cho năng suất thu hoạch cao. Vậy phân bón là gì và có những loại phân bón nào? Bón phân cho cây trồng như thế nào là hiệu quả và làm sao để nhận biết được phân bón thật – giả? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

1. Phân bón là gì? Lợi ích của phân bón đối với cây trồng

1.1 Phân bón là gì?

Phân bón là các chất hoặc hợp chất được sử dụng trong nông nghiệp nhằm cung cấp, bổ sung những nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Nhờ đó, cây hấp thụ thủ lượng dinh dưỡng để sinh trưởng khỏe mạnh và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao.

Phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc lá cây. Thành phần của tất cả các loại phân bón đều chứa các nguyên tố N, P, K; các nguyên tố trung lượng Ca, Mg, S và các nguyên tố vi lượng (FE, Cu, Mn, B, Mo,…). Đây là những nguyên tố giữ vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển và sinh trưởng của cây.

Phân bón là gì
Phân bón cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

1.2 Lợi ích của phân bón đối với cây trồng

Việc sử dụng phân bón một cách cân đối và hợp lý giúp cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh, góp phần lớn trong việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Ngược lại, nếu bón phân không hợp lý sẽ khiến cây phát triển không cân đối, cho năng suất thấp, chất lượng nông sản kém và sâu bệnh nhiều, thậm chí gây chết cây.

Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, việc bổ sung thêm các nguyên tố dưỡng chất cần thiết và kịp thời sẽ kích thích khả năng sinh trưởng của cây trồng như tăng chiều cao nhanh hơn, cho nhiều cành, nhiều lá, nhiều hoa và khả năng đậu quả cũng cao hơn,… Người trồng có thể điều tiết lượng nguyên tố dinh dưỡng phù hợp, giúp gia tăng kích thước sản phẩm trồng trọt, khiến màu sắc đẹp hơn và hương bị cũng tươi ngon hơn.

Ngoài ra, phân bón còn giúp cải tạo đất trồng, tăng độ phì nhiêu đối với những khu vực đất bị nghèo dinh dưỡng, bạc màu do nhiều tác động của tự nhiên như xói mòn, rửa trôi,… hoặc do cây trồng đã lấy đi một lượng dinh dưỡng lớn từ đất trong một thời gian dài cạnh tác. Chỉ khi đất trồng đủ màu mỡ thì cây trồng tại đó mới có thể sinh trưởng khỏe mạnh.

2. Các loại phân bón

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loại phân bón hữu cơ dưới dạng thành phần tự nhiên để bón cho cây trồng nông nghiệp như phân xanh, phân chuồng,.. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phân bón vô cơ được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng một cách phổ biến. Bên cạnh đó, phân vi sinh và sự kết hợp giữa các loại phân bón sẽ đem lại tác dụng cao trong nông nghiệp. Dưới đây là đặc điểm của các loại phân bón.

Các loại phân bón phổ biến
Các loại phân bón phổ biến

2.1 Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ các chất hữu cơ, vi sinh vật, thực vật hoặc chất thải từ gia súc, gia cầm, các phụ phẩm trong quá trình sản xuất công nghiệp,… Phân hữu cơ có thể được sản xuất thông qua quá trình ủ phân theo kiểu truyền thống hoặc quy trình sản xuất công nghiệp.

Trong phân bón hữu cơ, người ta phân chia thành nhiều loại nhỏ hơn như: Phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh và phân hữu cơ sinh học.

a. Phân hữu cơ truyền thống

Phân bón hữu cơ truyền thống có nguồn gốc từ chất thải gia súc, gia cầm, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy hải sản,… được sản xuất bằng các kỹ thuật ủ truyền thống. Một số loại phân hữu cơ truyền thống phổ biến như:

  • Phân xanh: Phân xanh có nguồn gốc từ lá cây và thân cây tươi được chế biến bằng phương pháp ủ hoặc vùi trong đất, có tác dụng hạn chế xói mòn, bảo vệ và cải tạo đất đai. Tuy nhiên loại phân này có hiệu quả khá chậm và chỉ dùng để bón lót.
  • Phân chuồng: Phân rác có nguồn gốc từ chất thải của động vật, gia súc, gia cầm, được sản xuất bằng phương pháp ủ truyền thống. Chính vì vậy, loại phân này có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng giúp tăng độ phì nhiêu cho đất cũng như tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng không nhiều nên phải bón số lượng lớn.
  • Than bùn: Than bùn cần được chế biến trước khi sử dụng cho cây trồng. Chúng có công dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và độ hữu cơ cho đất. Tuy nhiên, than bùn có hàm lượng dinh dưỡng thấp và đỏi hỏi quá trình chế biến phức tạp.

b. Phân hữu cơ khoáng

Phân hữu cơ khoáng là loại phân bón hữu cơ được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N, P, K với tỉ trọng 8 – 18%, ít nhất 15% thành phần là các chất hữu cơ. Mặ dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nếu sử dụng phân bón hữu cơ khoáng liên tục trong một thời gian dài sẽ không tốt cho đất và hệ sinh vật đất.

Phân bón giúp tăng năng suất cây trồng

c. Phân hữu cơ vi sinh

Bên cạnh những nguyên tố đa, trung, vi lượng có lợi cho cây trồng, phân vi sinh còn được bổ sung thêm các vi sinh vật sống. Chúng đảm nhiệm vai trò phân giải các nguyên tố trung, đa lượng hay kích thích, thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở cây trồng. Loại phân bón này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của nhiều quốc gia trên thế giới.

d. Phân hữu cơ sinh học

Phân hữu cơ sinh học có thành phần trên 22% là các chất hữu cơ, được sản xuất bằng phương pháp pha trộn và lên men các nguyên liệu hữu cơ với một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để cân bằng hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng.

Loại phân này có thể sử dụng được cho mọi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, giúp cải tạo các đặc tính hóa, sinh, lý của đất và ngăn chặn xói mòm, rửa trôi dinh dưỡng. Bên cạnh đó, chúng cung cấp chất kháng sinh tự nhiên giúp cây tăng sức đề kháng, chống chịu với sâu bệnh.

2.2 Phân bón vô cơ

Phân bón vô cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ các khoáng chất, vô cơ tự nhiên hoặc sản phẩm của quá trình sản xuất hóa học. Những chất này đều là các nguyên tố, các hợp chất dinh dưỡng quyết định tới năng suất và chất lượng nông phẩm. Trong đó 3 nguyên tố đa lượng được sử dụng phổ biến là đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O). Phân bón vô cơ được chia thành nhiều loại khác nhau: Phân hóa học đơn chất và phân hỗn hợp.

Phân bón vô cơ (hóa học) có thành phần chính là các nguyên tố đa lượng N, P, K

a. Phân hóa học đơn chất

Phân hóa học đơn chất là loại phân bón chỉ chứa một loại dưỡng chất đa lượng chủ yếu là N, P, K. Phân đơn được chia thành các loại chính là:

  • Phân chứa đạm: Phân Ure có chứa 46% nitơ (N); phân đạm Sunfat chứa 21% nitơ; phân Clorua Amon chứa 25% nitơ,… Các loại phân này chủ yếu là nhập khẩu, lượng sản xuất trong nước chỉ vào khoảng 900.000 tấn Ure/năm.
  • Phân chứa lân: Super lân có chứa 16-20% P2O5 và lân nung chảy có chứa 16% P2O5. Loại phân này chủ yếu được sản xuất trong nước từ nguyên liệu là quặng A-pa-tit do 4
  • Phân chứ kali: Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O và Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O.

b. Phân hỗn hợp

Phân hỗn hợp là nhóm phân bón có chứa từ 2 yếu tố dinh dưỡng đa lượng trở lên. Ngoài ra còn có chứa một số chất dinh dưỡng, nguyên tố trung lượng, vi lương khác. Những loại phân hỗn hợp phổ biến có thể kể đến như sau:

  • Phân chứa đạm và lân: MAP (Monoamonium Phosphate) chứa từ 10-11% Ni-tơ và 49-50% Ô-xít Phốt-pho (P2O5hữu hiệu); DAP (Diamon Phosphate) chứa 16-18% Ni-tơ và 44-46% Ô-xít Phốt-pho (P2Ohữu hiệu). Loại này chủ yếu phải nhập khẩu.
  • Phân chứa đạm và kali: Nhóm phân chứa đạm và kali có tên gọi chung là phân hooxp hợp KNS, NKS, NK được sản xuất chủ yếu từ 2 loại phân đơn là Sunfat và MOP có trộn thêm một số loại phụ gia khác như phẩm màu, bột sét đỏ,…
  • Phân chứa đạm, lân và kali có tên gọi chung là phân hỗn hợp NPK, được sản xuất từ nhiều loại dưỡng chất khác nhau với tỉ lệ thành phần dưỡng chất khác nhau và tên gọi thương mại khác nhau của cơ sở sản xuất.

Ngoài ra, trên thị trường còn có loại phân hỗn hợp chuyên dùng cho từng thời kỳ sinh trưởng của cây, chứa các yếu tố đa, trung và vi lượng. Ưu điểm của loại phân bón này kịp thời bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng trong thời kỳ nhất định, tránh tình trạng mất cần bằng xảy ra khi sử dụng phân bón thông thường. Việc sử dụng loại phân bón chuyên dùng cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Phân bón hỗn hợp là sự kết hợp giữa nhiều nguyên tố đa lượng

3. Kinh nghiệm phân biệt phân bón thật – giả chính xác nhất

Hiện nay, nhiều phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón hóa học giả, phân bón kém chất lượng khiến người nông dân phải chịu nhiều thiệt hại. Để tự bảo vệ mình, bà con nông dân có thể tham khảo những kinh nghiệm phân biệt phân bón thật – giả dưới đây.

Trong các loại phân bón hóa học nói trên, phân super lân và lân nung chảy khó làm giả hơn cả bởi công nghệ sản xuất phức tạp với chi phí đầu tư lớn, việc nhận biết thật giả cũng khá dễ dàng. Phân Kali và các loại phân hỗn hợp khác rất dễ làm giả do công nghệ sản xuất đơn giản, chi phí đầu tư thấp cũng như lợi nhuận chênh lệch rất cao. Việc xác định hàng thật hay giả khá của các loại phân bón này khá phức tạp.

Để phân biệt được đâu là phân bón thật, đâu là phân bón giả, các chuyên gia cung cấp một số kinh nghiệm đơn giản đối với một số loại phân bón hóa học như sau:

3.1 Phân Clorua Kali có chứa 60% K2O

Loại phân này có màu sắc đặc trưng là đỏ, hồng nhạt, đỏ tím. Do thiếu kinh nghiệm nên nhiều nông dân tin rằng phân Clorua kali có màu đỏ và pân có màu đỏ là Kali Clorua, nhưng trên thực tế không phải phân nào có màu đỏ hoặc hồng cũng là phân kali. Trên thị trường có nhiều loại phân NKS, NPK được nhà sản xuất làm rất giống phan KCL về mặt hình thức, nhất là màu đỏ nhưng thành phần chỉ có 10- 30% là K2O, còn lại là phân sunfat và những phụ gia không có tác dụng dinh dưỡng nhằm trục lợi.

Sự khác biệt giữa phân Kali thật và giả
Sự khác biệt giữa phân Kali thật và giả

Để chắc chắn mua được loại phân Kali chính hãng, bà con nông dân cần kiểm tra kỹ thông tin xuất xứ nguồn gốc trên bao bì sản phẩm cũng như số liệu hàm lượng K2O trên bao bì có là 60% tối thiểu hay không, nếu không thì đó là hàng giả, hàng kém chất lượng. Trong trường hợp hàm lượng K2O trên bao bì đúng, bà con tiến hành kiểm tra phân bón thật giả bằng mẹo sau đây:

Chuẩn bị một cốc thủy tinh nhỏ cùng một lượng nước sạch trong cốc, khoảng 50 – 100 ml. Tiến hành thả từng nhúm 3 – 5 gam sản phẩm vào trong cốc và quan sát kết quả. Phân Clorua Kali thật và giả có sự khác biệt rõ rệt như sau:

Phân Clorua Kali thật Phân giả, kém chất lượng
Cốc nước chưa có màu hồng/ đỏ Cốc nước lập tức có màu hồng đỏ
Lượng phân chìm xuống một phần, phần còn lại vẫn nổi lên trên mặt cốc Toàn bộ phân chìm xuống và tan rất nhanh
Dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt, không vẩn đục và có váng đỏ bám quanh thành cốc sau khi khoắng mạnh Khi khoắng mạnh, dung dịch có màu hồng đỏ, vẩn đục, không có váng đỏ bám quanh thành cốc, cặn không tan hết

3.2 Phân Sunfat Kali chứ 50% K2O

Loại phân bón này có màu trắng, dạng hạt nhỏ hoặc bột. Để phân biệt thật giả, bà con nông dân tiến hành thí nghiệm hóa tan 7 – 10 gam phân vào cốc thủy tinh chứa nước sạch và quan sát kết quả như sau:

Phân Sunfat Kali thật Phân giả, kém chất lượng
Tan hết trong nước, dung dịch có màu trong suốt Có thể không tan hết hoặc để lại cặn lắng, dung dịch vẩn đục do huyền phù của vôi hoặc sét trắng

3.3 Phân Ure

Có 2 loại phân ure chính là Phân hạt trong và hạt đục, cả 2 loại phân này có công thức hóa học tương tự nhau với hàm lượng ni tơ tối thiểu là 46%. Người nông dân có thể nhận biết phân bón ure thật bằng các đặc điểm dưới đây:

  • Phân ure hạt trong: Dễ tan trong nước, có màu trắng trong, chỉ có dạng hạt tròn, còn nếu phân Ure có lẫn tạp chất thì sẽ có dạng tinh thể nhiều góc cạnh. Phân Ure ở nước ta chỉ có 2 cơ sở sản xuất là Đạm Hà Bắc và đạm Phú Mỹ, nếu bao bì ghi cơ sở sản xuất khác thì đó chính là hàng giả.
  • Phân ure hạt đục: Có dạng hạt to, cứng, đường kính khoảng 2-4 mm và màu trắng đục như sữa. Loại phân này khó làm giả và phải nhập khẩu 100% nên tỷ lệ gặp phải hàng nhái là rất nhỏ.

Các loại phân bón vô cơ khác thường khó phân biệt thật – giả, việc xác định chất lượng phân bón khó có thể thực hiện bằng cảm quan thông thường mà phải dựa trên kết quả phân tích của các trung tâm phân tích. Chính vì vậy, kinh nghiệm để đảm bảo không mua phải phân bón giả, kém chất lượng là chỉ mua các sản phẩm từ các công ty lớn, có uy tín trên thị trường như Đạm Hà Bắc, Đạm Phú Mỹ, phân lân nung chảy Văn Điển, phân bón Bình Điền,… và chỉ mua sản phẩm tại các đại lý bán hàng chính thức của công ty đó.

Phân bón urê thương hiệu Hà Bắc

4. Nguyên tắc quan trọng khi bón phân cho cây trồng

Như đã trình bày ở trên, phân bón góp phần quan trọng đối với sự sinh trưởng của cây trồng bên cạnh các yếu tố con giống, đất đai, thời tiết,… Để cây trồng phát triển tốt, khỏe mạnh, cho năng suất cao, người nông dân cần đảm bảo cung cấp dinh dưỡng từ phân bón cho cây trồng theo nguyên tắc: Đúng nhu cầu của cây trồng, đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng cách.

4.1 Bón phân đúng nhu cầu của cây trồng

Cần xác định được loại cây nào cần cung cấp nguồn dinh dưỡng gì bởi nếu cây cần kali thì không thể bón phân lan thay thế và ngược lại được. Bà con nông dân có thể tham khảo một số đặc điểm sau đây để chọn loại phân bón phù hợp cho cây trồng của mình:

Loại cây trồng Loại phân bón
Cây trồng lấy lá Phân đạm
Cây lấy củ, cây ăn quả Phân Kali
Cây lấy dầu, cây họ đậu, cây gia vị Lưu huỳnh

4.2 Bón phân đúng thời điểm

Thời gian thích hợp nhất cho việc bón phân là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Không nên bón phân vào buổi trưa, nhất là khi trời nắng vì điều này sẽ gây tổn thương đến cây trồng, khiến cây chết héo. Bên cạnh đó, không nên bón các loại phân dễ tan vào mùa mưa, tránh gây lãng phí.

Đối với từng giai đoạn sinh trưởng của cây, việc bón phân có sự khác biệt nhất định: Bón phân lân khi cây ra hoa, bón phân đạm khi cây ra lá thật,… Ngoài ra, vào mùa hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân lân, mùa thu và mùa đông cây sinh trưởng chậm nên lượng phân bón cần thiết là ít hơn. 

4.3 Bón phân đúng liều lượng

Việc bón phân đúng liều lượng là rất quan trọng, quá thừa hoặc với liệu lượng cao đều gây hại cho cây, thậm chí khiến cây chết. Mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây cần được bổ sung một tỉ lệ dinh dưỡng khác nhau. Khi bón phân, bà con nông dân cần chú ý bón đúng với liều lượng ghi trên bao bì sản phẩm. Không thể dùng lượng và tỉ lệ phân bón thúc sử dụng cho bón lót.

Nguyên tắc bón phân hiệu quả: Đúng nhu cầu, đúng thời kỳ, đúng liều lượng và đúng cách

4.4 Bón phân đúng cách

Bón phân đúng cách là việc bón phân sao cho cây trồng có thể hấp thụ được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ phân bón, hạn chế thất thoát, rửa trôi làm lãng phí phân bón. Để thực hiện được điều này, bà con nông dân cần lưu ý một số đặc điểm dưới đây:

  • Tiến hành bón lót nếu địa hình đất dốc và trồng cây hàng năm.
  • Các địa hình đất cát, cát phá thịt và đất thịt nhẹ nên bón làm nhiều lần hơn so với các loại đất khác.
  • Bón phân kết hợp xới đất, làm cỏ và vùi lấp để hạn chế sự rửa trôi.
  • Nên làm ẩm đất trước khi bón phân để tạo điều kiện cho cây hấp thụ, không bón quá sát gốc cây.

Trên đây là bài viết “Phân bón là gì? Cách phân biệt phân bón thật – giả đúng nhất”. Hy vọng rằng các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn! Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phân bón và chọn mua xe nâng để nâng hạ và di chuyển phân bón, bạn vui lòng liên hệ hotline 0869 285 225 để được tư vấn chi tiết!