Thực phẩm còn được biết đến là nguồn thức ăn chính và vô cùng quan trọng đối với con người. Vậy một cách chính xác, thực phẩm là gì và gồm những loại nào? Thông tin này sẽ có trong bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi mang đến cho quý khách hàng những loại thực phẩm cần thiết cho từng lứa tuổi khác nhau.
Nội dung bài viết
I. Thực phẩm là gì? Vai trò của thực phẩm đối với con người
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Vai trò của thực phẩm đối với con người là vô cùng quan trọng, chúng cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cơ thể hoạt động và làm việc có hiệu quả, tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, thực phẩm cũng là một trong những nguồn gây bệnh tiềm ẩn cho con người nếu chúng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, sức khỏe con người phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày.
Thực phẩm có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật và động vật. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm có nguồn gốc không phải thực vật hoặc động vật như các loại nấm ăn được và một số vi khuẩn. Chúng được sử dụng để chế biến các thực phẩm lên men và làm bánh, đồ uống có cồn, phô mai, kim chi, sữa chua,… Một ví dụ khác là các loại tảo xanh, tảo biển,…

II. Phân loại thực phẩm
Thực phẩm được phân loại bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều nơi phân loại thực phẩm theo nguồn gốc của chúng, bao gồm thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật, có thể phân chia thành các loại nhỏ hơn như: Động vật trên cạn, dưới nước và trên trời. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể phân chia thành rau, củ, trái cây, hạt và gia vị.
Có nhiều nơi phân loại thực phẩm dựa vào yếu tố dinh dưỡng mà chúng mang lại, bao gồm các nhóm: Nhóm thực phẩm giàu tinh bột (cacbohydrat), nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipit) và nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein). Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì hoạt động sống của con người.
Bên cạnh đó, có thể phân loại thực phẩm dựa vào mức độ quan trọng của chúng trong những bữa ăn hàng ngày như thực phẩm chính và thực phẩm phụ. Thực phẩm chính chủ yếu là tinh bột như gạo, ngô, khoai,… và thực phẩm phụ chủ yếu là các loại rau, trái cây, thức uống,…
Ngoài ra, thực phẩm còn được phân loại theo một cách khác khoa học và cụ thể hơn dựa trên sự phát triển của nền công nghiệp thực phẩm hiện nay. Cụ thể như sau:
1. Thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống là những sản phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, cá, trứng, hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm chưa qua chế biến khác. Chúng luôn tươi ngon, hấp dẫn và giữ được hàm lượng dinh dưỡng ban đầu. Việc nấu chín thực phẩm sẽ giúp tăng hương vị của chúng nhưng cũng làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm tươi sống có chứa vi khuẩn và vi trùng nguy hiểm mà chỉ có thể được loại bỏ bằng cách nấu chín. Ví dụ như cà chua, rau mầm, rau diếp và rau bina là những loại rau dễ bị nhiễm khuẩn nhất.

2. Thực phẩm ăn liền
Thực phẩm ăn liền là loại thực phẩm có thể dùng trực tiếp hoặc chế biến một cách nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian. Loại thực phẩm này được chế biến bằng các nguyên liệu tự nhiên và sử dụng thêm các phụ gia như phẩm màu, chất tạo hương vị, chất bản quản,… Chính vì vậy, chúng có hương vị hấp dẫn và thời hạn sử dụng lâu. Mặc dù sử dụng thực phẩm ăn liền rất tiện lợi nhưng hàm lượng dinh dưỡng của chúng không bằng các loại thực phẩm tự nhiên và không thể thay thế hoàn toàn cho các loại thực phẩm tự nhiên.
3. Thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp là loại thực phẩm tự nhiên đã được sản xuất, chế biến sẵn, diệt khuẩn và sử dụng phụ gia để gia tăng hương vị cũng như bảo quản trong điều kiện hiếm khí. Bằng cách này, thực phẩm tươi đã qua chế biến có thể dự trữ trong khoảng thời gian dài mà vẫn giữu được hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Mặc dù sở hữu nhiều lợi ích nhưng do sở hữu một lượng phụ gia bảo quản không nhỏ nên nếu sử dụng chúng trong một thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe.
4. Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng được tạo ra nhằm hỗ trợ chức năng cho cơ thể con người, tăng sức đề kháng,… Tuy không phải là thuốc nhưng nó lại có tác dụng nhất định trong việc phòng và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh. Thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên hoặc trong quá trình chế biến có bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất, bao gồm các loại chính: Thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học.
5. Thực phẩm đông lạnh
Đông lạnh là một trong những cách bảo quản thực phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay. Phương pháp này làm chậm quá trình phân hủy của thực phẩm và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hư hỏng. Ngoài cách cấp đông bằng các loại tủ lạnh, thực phẩm còn được đóng băng bằng công nghệ nhiệt độ cực thấp của nito lỏng -196 độ C. Chính vì vậy, thực phẩm đông lạnh ngày càng phổ biến và được người tiêu dùng lựa chọn.
Bên cạnh đó, còn có các loại thực phẩm đặc thù như: Thực phẩm biến đổi gen (thực phẩm qua quá trình biến đổi bằng công nghệ gen); thực phẩm chiếu xạ (thực phẩm được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất, hư hỏng của thực phẩm).

III. Lựa chọn thực phẩm phù hợp với từng lứa tuổi
Chế độ dinh dưỡng thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của đời người. Để chăm sóc sức khỏe tốt nhất, mỗi người cần nắm rõ những loại thực phẩm bổ dưỡng thoe từng nhóm dưỡng chất cũng như chế độ dinh dưỡng đối với từng lứa tuổi.
1. Thực phẩm cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
Chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thời kỳ còn nhỏ và lứa tuổi thiếu niên là vô cùng quan trọng để cung cấp cho các bước phát triển nhảy vọt về thể chất và trí lực. Loại thực phẩm cần thiết cho giai đoạn này cần chứa nhiều canxi, vitamin C để giúp xương khỏe mạnh, tạo sức bật về chiều cao và tăng cường miễn dịch.
Bên cạnh đó, cần tránh lạm dụng thực phẩm ngọt bở dù chúng có hàm lượng calo cao nhưng rất dễ gây tình trạng béo phì có kiểm soát ở thanh thiếu niên và trẻ nhỏ. Đặc biệt đối với nữ giới, thực phẩm trong thời kỳ này cần chứa hàm lượng sắt cao để đảm bảo sức khỏe ổn định trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Các loại thực phẩm được khuyên dùng ở lứa tuổi này bao gồm: Trứng, các loại thủy sản, hải sản, phomai, sữa, sữa chua, thịt gia cầm, các loại rau xanh, các loại hạt, hoa quả và ngũ cốc giàu dinh dưỡng,…
2. Thực phẩm nào cho lứa tuổi 20?
Ở lứa tuổi 20, con người thường ăn nhiều đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và không chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe. Điều này có thể để lại hậu quả lớn và ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, hệ xương, khả năng sinh sản sau này. Để giảm thiểu những tác hại đó, tuổi 20 nên ăn những loại trái cây giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt, tăng miễn dịch như: dâu tây, cam, chanh… Các loại đậu giúp tăng cường canxi, chế phẩm từ sữa ít béo, cá, trứng, các loại hạt… và không thể thiếu chất folate có nhiều trong các loại rau xanh họ cải.
3. Thực phẩm lý tưởng cho tuổi 30
Bước sang tuổi 30, các cơ trên cơ thể bắt đầu hoạt động chậm hơn trung bình khoảng 5% so với thời kỳ tuổi 20 và tiếp tục chậm dần theo chiều tăng của tuổi tác. Đây chính là nguyên nhân vì sao lượng calo mà cơ thể cần dần giảm đi. Nếu lượng calo đưa vào cơ thể qua chế độ ăn uống không giảm bớt, cơ thể phải vận động nhiều hơn để đốt cháy mỡ thừa. Thực phẩm cần thiết cho lứa tuổi này có thể kể đến như: Cá, đậu, rau xanh, các loại hoa quả, hạt, sữa chua,…

4. Tuổi 40 cần loại thực phẩm nào?
Ở phụ nữ, tuổi 40 là thời kỳ tiền mãn kinh cận kề, lượng hormon thay đổi gây tình trạng mất cơ và giảm trọng lượng. Điều này làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, lượng oestrogen bắt đầu suy giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương.
Để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật và tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cần tăng cường các loại hạt như hạnh nhân, đậu, ngũ cốc, lúa mì, lúa mạch,… để có một trái tim khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh đường ruột và chứng béo phì. Với cả nam và nữ, lứa tuổi ngoài 40 cần tránh các thực phẩm có hàng lượng đường cao.
5. Tuổi 50 ăn như thế nào tốt nhất?
Đây là giai đoạn cơ thể phải đối mặt với sự sụt giảm đáng kể về sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Đứng trước vấn đề đó, các loại đậu là thực phẩm lí tưởng nhất giúp tăng cường oestrogen tự nhiên, cân bằng hormon trong cơ thể, giảm các triệu chứng mệt mỏi và kiểm soát huyết áp, cholesterol tốt.
Cả nam giới và phụ nữ sau tuổi 50 được khuyên dùng thêm các chế phẩm từ sữa như sữa ít béo, sữa chua, các loại cá, dầu olive, rau xanh, hoa quả,… và tránh các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ uống có cồn.
6. Chế độ dinh dưỡng phòng bệnh cho tuổi 60
60 tuổi trở đi là thời điểm sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Để hạn chế những tác động của tuổi tác, thực phẩm trong giai đoạn này cần đầy đủ dinh dưỡng và kết hợp đa dạng các nhóm thức phẩm như: rau xanh, cá trích, bơ, các loại ngũ cố, sữa chua, sữa đậu,… bởi chúng chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, vitamin giúp cải thiện chức năng của mắt, tăng sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, dầu cá cũng là một loại sản phẩm nên được bổ sung, bơ thực vật giàu vitamin D giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi cần thiết chống lại loãng xương, tăng cường miễn dịch.

IV. Một số khái niệm liên quan đến thực phẩm
Xoay quanh chủ đề Thực phẩm, có một số khái niệm liên quan và quan trọng như sau:
STT | Thuật ngữ | Nội dung |
1 | Vệ sinh an toàn thực phẩm |
Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người
|
2 | An toàn thực phẩm |
An toàn thực phẩm là khái niệm chỉ ra thực phẩm sẽ không gây nguy hại cho người tiêu dùng khi được chế biến và dùng theo đúng mục đích sử dụng dự kiến
|
3 | Mối nguy hại về an toàn thực phẩm |
Mối nguy hại về an toàn thực phẩm là tác nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý trong thực phẩm hoặc tình trạng của thực phẩm có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
|
4 | Chuỗi thực phẩm |
Chuỗi thực phẩm là trình tự các giai đoạn và hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, phân phối, bảo quản, sử dụng thực phẩm và các thành phần của thực phẩm đó từ khâu sơ chế đến tiêu dùng
|
5 | Phụ gia thực phẩm |
Phụ gia thực phẩm là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thành phần thực phẩm trong quá trình chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển thực phẩm nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thực phẩm
|
6 | Vi chất dinh dưỡng |
Vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng có hàm lượng thấp cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống của cơ thể con người.
|
7 | Thực phẩm có nguy cơ cao |
Thực phẩm có nguy cơ cao là thực phẩm có nhiều khả năng bị các tác nhân sinh học, hóa học, lý học xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
|
8 | Bệnh truyền qua thực phẩm |
Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
|
9 | Chế biến thực phẩm |
Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.
|
10 | Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm |
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
|
11 | Sơ chế thực phẩm |
Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.
|
12 | Thời hạn sử dụng thực phẩm |
Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
|
13 | Ngày sản xuất |
Ngày sản xuất là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng chai, đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của hàng hoá đó.
|
14 | Cơ sở bán, kinh doanh thực phẩm |
Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
|
Trên đây là bài viết Thực phẩm là gì? Chọn thực phẩm phù hợp cho từng lứa tuổi. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm rất phát triển với quy mô lớn và sản lượng tăng trưởng không ngừng hàng năm. Đi cùng với đó là nhu cầu sử dụng các thiết bị hỗ trợ việc di chuyển, nâng hạ hàng hóa như:
- Xe nâng kho lạnh với các doanh nghiệp kinh doanh hàng đông lạnh.
- Xe nâng reach truck với khả năng nâng hạ lên tới 12 mét, được ứng dụng phổ biến trong các nhà kho có diện tích nhỏ và giá kệ nhiều tầng.
- Xe nâng điện trong việc nâng hạ, di chuyển thùng thực phẩm trong các cơ sở kinh doanh, buôn bán,….
Nếu có nhu cầu tìm hiểu và chọn mua các loại xe nâng hàng sử dụng trong ngành thực phẩm, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0869 285 225 để được các chuyên gia của xe nâng Thiên Sơn tư vấn tận tình và báo giá tốt nhất!