Ứng dụng của xe nâng trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại là vô cùng to lớn. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe nâng trong các dây truyền sản xuất, nhà kho, cầu cảng, công trường, hoặc trên đường. Vậy xe nâng hàng có ứng dụng như thế nào trong các lĩnh vực. Cùng Xenangthienson.com tìm hiểu về 10 ứng dụng cơ bản của chúng nhé
Nội dung bài viết
I. Ứng dụng của xe nâng trong ngành Logistic – Vận tải
Khi nói tới các ứng dụng của xe nâng không thể không kể tới vai trò của chúng trong lĩnh vực Logistics và vận chuyển Container. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những cỗ máy xe nâng khổng lồ với tải trọng lên tới hàng chục tấn tại cảng biển và kho bãi container. Tương tự như với lĩnh vực Logistic xe nâng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ứng dụng của xe nâng trong lĩnh vực này cụ thể như sau.
1.1 Ứng dụng của xe nâng hàng trong ngành Logistic
Trong ngành Logistic nói chung, xe nâng hàng là một sản phẩm không thể thiếu vì nó là cánh tay đắc lực trong công việc của ngành. Trong từng ngành cụ thể, nó lại yêu cầu những điều kiện làm việc và yêu cầu công việc khác nhau, nên rất nhiều các sản phẩm xe nâng khác nhau ra đời. Đặc thù của ngành này là cất trữ hàng hóa chủ yếu trong kho hàng kín, có phạm vi hoạt động nhất định nên phải có các yêu cầu như sau:
- Khối lượng nâng từ 0.7 đến 16 tấn
- Chiều cao nâng từ 3 đến 12m (phù hợp chiều cao của giá kệ)
- Thiết kế nhỏ gọn, làm việc được trong không gian hẹp, đường đi nhỏ
- Không phát thải hoặc phát thải ít, độ ồn bé
- Hoạt động với thời gian tối đa chỉ 8h đến 12 một ngày
- Có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt như lạnh hay bụi
Các dòng xe nâng phục vụ trong lĩnh vực này thường là các dòng xe nâng như: Pallet Truck, Reach Truck, Pallet Stacker, Electric Forklift… mỗi loại có khối lượng nâng khác nhau từ 0,7 tấn (Pallet Stacker) đến 16 tấn (Electric Forklift 4W)
Đối với chiều cao nâng trong các kho hàng có thể lên đến 12m (dùng cho kho kệ chứa). Tuy nhiên, khi nâng cao, khối lượng nâng của các dòng xe này sẽ bị giảm xuống.
Do đặc thù hoạt động trong nhà kho, không gian làm việc nhỏ, nên xe nâng phải có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với điều kiện hoạt động của kho. Xe nâng trong kho thường là dòng xe nhỏ, chỉ yêu cầu chiều rộng lối đi là 2m (Mini Stacker)
Về nguyên liệu các dòng xe nâng của trong lĩnh vực kho bãi dùng điện (pin Lithium hay ắc quy Axit chì) không khói thải hoặc dùng động cơ Gas ít khói thải, nên phù hợp với điều kiện làm việc trong kho kín, vẫn đảm bảo sức khỏe cho công nhân. Hơn nữa, các dòng xe này cũng ít ồn hoặc không ồn nên giảm tác động ô nhiễm tiếng ồn trong nhà máy

1.2. Ứng dụng của xe nâng trong ngành vận tải
Đặc thù của ngành này là việc vận chuyển hàng hóa nên đối với xe nâng hàng có những yêu cầu nhất định như sau
- Khối lượng nâng lớn từ 2 đến 46 tấn
- Chiều cao nâng từ 3 đến 6m
- Có thể làm việc liên tục từ 8 đến 12h
- Thường sử dụng động cơ dầu Diesel
- Xe nâng ngành vận tải
Xe nâng hàng trong lĩnh vực vận tải có dải hoạt động lớn từ 2 đến 46 tấn. Với đặc thù công việc phải thường xuyên làm việc ngoài trời trong điều kiện có gió nên việc nâng hàng lên cao khá nguy hiểm và phải có sự giám sát và vận hàng cẩn thận.
Các dòng xe nâng hàng trong ngành vận tải có thể nâng lên tối đa 6m (đối với xe nâng forklift 4 bánh) , có các thiết bị an toàn như OPS, Camera hành trình,.. để hỗ trợ vận hành xe nâng hiệu quả và an toàn.
II. Ứng dụng của xe nâng container là gì?
Xe nâng container là xe nâng sử dụng để xử lý các container tại bến cảng. Xe nâng có thể vận chuyển container ở khoảng cách xa và xếp thành nhiều hàng khác nhau.
Xe nâng container có nhiều loại khác nhau được sử dụng rất lớn vì tính linh hoạt và khả năng sắp xếp được nhiều hàng hơn xe nâng bình thường và có 2 loại container phổ biến nhất ở các bến cảng thường sử dụng đó là xe nâng container rỗng và xe nâng container có hàng
2.1. Thông số cần có của xe nâng container
Container là loại thùng hàng có kích thước và khối lượng lớn. Chính vì vậy xe nâng contaier cần được thiết kế với những thuộc tính riêng biệt, đáp ứng đẩy đủ các tiêu chuẩn Châu Âu đáp ứng đầy đủ tiêu chuân ISO trong ngành Logistic. Các đặc tính và thông số cần có của xe nâng container bao gồm:
- Thiết kế của xe hiện đại , tính thẩm mỹ cao.
- Các thông số kỹ thuật đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
- Xe nâng gắp container sử dụng càng nâng hoặc đĩa nâng để nâng và xếp container.
- Động cơ xe kẹp được thiết kế đặc biệt có khả năng kẹp và nâng concainer có trọng tải lớn.
- Hộp số tích hợp công nghệ tiên tiến, thông qua các bộ phận điều khiển hàng đầu trên thế giới giúp kiểm soát và chuẩn đoán lỗi , giúp hạn chế tối đa tai nạn trong quá trình làm việc,
- Điều khiển bằng hệ thống điện tử CAN-BUS được sử dụng ở xe nâng container kết hợp với màn hình LCD được hiển thị sắc nét có khả năng lưu lại khối khối lượng việc giúp tài xế dễ dàng kiểm soát mọi công việc.
- Hệ thống thủy lực đươc ứng dụng công nghệ hiện đại giúp tiết kiệm năng lượng và thiết kế có khả năng tự làm sạch hệ thống làm mát bộ lọc , giảm tổng nhiên liệu thủy lực của chiếc xe, xe nâng được sử dụng các cảm ứng giảm tổn thất khi áp lực cao lưu lượng thấp ,tiết kiếm được tối đa nguyên liệu .
- Xe nâng phục vụ nâng hạ Container là dòng xe nâng tải trọng lớn. Các dòng xe nàng có tải trọng 8 tấn cho đến 50 tấn tùy từng loại container bạn muốn nâng hạ và di chuyển.

III. Ứng dụng xe nâng trong ngành may mặc
Việt Nam là đất nước có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may mặc lớn thứ 2 Thế Giới từ năm 2020. Ở nước ta có nhiều KCN, Cụm CN nằm ở các tỉnh như Thái Bình, Hưng Yên, Bình Dương, Đồng Nai,…Việc mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi cần có phương tiện nâng hạ và chuyên chở hàng hoá khối lượng lớn. Lúc này xe nâng là phương tiện thay thế nhân sự bốc vác truyền thống.
3.1. Tại sao xe nâng hàng lại được sử dụng trong lĩnh vực may mặc.
Thông thường để đóng được 1 container hàng cần 5-7 công nhân và mất đến 3-4 giờ đồng hồ, trong khi đó chỉ với 1 xe nâng và 1 lái xe, đã có thể bốc dỡ hết số hàng đó chỉ trong vỏn vẹn 30 phút. Lợi thế kinh tế là không thể bàn cãi.
Đặc biệt, khi các doanh nghiệp hàng may mặc càng ngày áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ nguyên liệu cho tới thành phẩm bán ra. Tốc độ sản xuất ngày càng tăng đòi hỏi tốc độ chuyên chở nguyên vật liệu và thành phẩm cũng gia tăng. Lúc này vai trò của xe nâng ngày càng được thể hiện rõ.
Xe nâng hàng đóng vai trò mắt xích cốt yếu đảm bảo dây chuyền sản xuất có thể kể đến như hỗ trợ gia công, xếp hàng hóa và phân loại hàng hóa trong kho lưu trữ, thay thế sức người có hạn và hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa quy trình, tăng năng suất lên 5-6 lần.
3.2. Những loại xe nâng trong lĩnh vực may mặc
Trước hết phải kể tới đặc thù của ngành may mặc, với yêu cầu sạch sẽ và làm chủ yếu ở trong kho cho bên xe nâng điện và thiết bị nhà kho sẽ được ưu tiên hơn cả.
Xe nâng điện với ưu điểm như không tiếng ồn, không phát thải, hoạt động êm ái, tổng chi phí vận hành – bảo dưỡng rẻ hơn tới 40% so với xe động cơ đốt trong, đây là lợi ích kinh tế lâu dài mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới.
Với khâu trung chuyển giữa các kho, để tiện lợi và nhanh chóng vận chuyển hàng hóa từ kho này sang kho khác, doanh nghiệp thường lựa chọn các dòng xe đầu kéo điện, vừa kéo được nhiều hàng hơn, vừa đỡ tốn thời gian hơn.
Để tiết kiệm diện tích kho chứa, các Doanh Nghiệp lớn thường sử dụng kho có kệ đỡ hàng, làm cao lên có thể tới 9m để chứa được nhiều hàng hóa hơn, và khi đó có thể sẽ ứng dụng các loại xe như Stacker, Reach truck, VNA, Order Picker,…
Ngoài ra còn một khâu tối quan trọng nữa đó chính là xuất hàng, để xuất hàng đi tiết kiệm thời gian và nhân lực, các Doanh Nghiệp sử dụng xe nâng có thể làm việc với container hoặc các bộ công tác chuyên dụng kèm theo như kẹp vuông, kẹp đông, mâm càng xoay,…Hạng mục này thường được sử dụng nhiều nhất là xe nâng dầu hoặc điện ngồi lái 4 bánh tải trọng từ 1,5-3,5 tấn.

III. Ứng dụng của xe nâng trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm
Xe nâng hàng hiện tại đang đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất của rất nhiều ngành nghề. Với các nhà máy sản xuất thực phẩm, các phân phối, và ngành giấy cũng vậy. Xe nâng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ cánh đồng, xưởng chế biến cho tới các kệ hàng trong kênh phân phối
4.1. Ứng dụng của xe nâng trong ngành thực phẩm.
Với các loại hàng hoá nông sản (hoa quả, ngũ cốc, thịt, trứng,…) khi sản xuất ở quy mô lớn người ta sẽ không sử dụng hoặc rất hạn chế sử dụng sức lao động của con người. Bởi lẽ đây là những công việc nặng nhọc, hiệu suất bốc vác của con người là nhỏ, mất thời gian, tiêu tốn nhiều chi phí. Vì vậy xe nâng được ứng dụng để nâng hạ các loại nguyên liệu đầu vào phục vụ dây chuyền sản xuất.
Tại các nhà máy chế biến, xe nâng cũng có ứng dụng rộng rãi. Hiện tại có rất nhiều nhà máy sản xuất thực phẩm có dây truyền hiện đại như các nhà máy của tập đoàn CP việt nam, Miwon, Vifon… Trong dây chuyền đó không thể thiếu mắt xích quan trọng là xe nâng. Xe nâng giúp di chuyển các kiện hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, di chuyển từ dây chuyền này sang dây chuyền khác, và thực hiện sắp xếp hàng hóa trong kho thành phẩm.
4.2. Xe nâng trong các nhà máy thức ăn chăn nuôi
Hiện nay các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đang mọc lên khắp nơi để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành chăn nuôi, các nhà máy sản xuất thức ăn cho gia cầm, thức ăn cho gia súc, thức ăn thủy hải sản. vì vậy nhu cầu sử dụng xe nâng ở ngành nghề này rất lớn
4.3. Ứng dụng của xe nâng trong quá trình phân phối hàng hóa
Xe nâng hàng hiện tại đã và đã phổ biến trong các nhà phân phối vật liệu xây dựng, nhà phân phối thực phẩm, nhà phân phối thức ăn chăn nuôi, nhà phân phối rượu bia, nước ngọt…
Nếu như trước đây muốn bốc xếp 1 xe tải hoặc 1 container hàng hóa thì cần rất nhiều nhân công làm việc trong nhiều giờ mới hoàn thành được, chi phí nhân công cao, thời gian làm việc lại dài . Khi áp dụng xe vào phục vụ công việc thì thời gian giảm đáng kể và chỉ cần 1-2 người vận hành là có thể hoàn thành công việc của 10-15 người
4.4 Loại xe nâng trong nhà máy sản xuất thực phẩm
Chủ yếu xe nâng hoạt động trong các nhà máy chế biến thực phẩm sử dụng xe nâng điện. Chúng ta có rất nhiều lựa chọn về dải sản phẩm của xe nâng điện phù hợp với từng vị trí làm việc khác nhau
- Xe nâng reach truck đứng lái và ngồi lái, đảm nhiệm hoạt động tốt nhất trong kho thành phẩm và kho nguyên liệu có nhiều giá kệ cao và lối đi không quá rộng dãi
- Xe nâng điện ngồi lái, hoạt động trong các kho xưởng sản xuất. loại xe nâng này có nhiều lựa chọn về options xe như lốp không để lại vết, khả năng chui vào công tai nẻ đóng và dỡ hàng hóa …
- Xe nâng điện pallet truck đi bộ lái hoặc đứng lái hoạt động chủ yếu ở không gian chật hẹp mà không cần nâng cao
- Xe nâng pallet sacker , loại xe nâng phù hợp để di chuyển trong các kho hàng bởi tính tiện dụng của nó, xe có cấu tạo nhỏ gọn nên việc di chuyển rất dể dàng

V. Ứng dụng của xe nâng vào ngành giấy và bìa catton
Ứng dụng của xe nâng trong ngành sản xuất giấy có những đặc điểm riêng. Vì vậy xe nâng phục vụ ngành này cũng có những đặc điểm riêng.
5.1 Yêu cầu của xe nâng trong ngành giấy.
Trong ngành giấy và bìa carton chúng ta bắt gặp cả 2 dòng xe nâng dầu và xe nâng điện ngồi lái, trọng tải nâng từ 2 tấn tới 3,5 tấn.Trong ngành này trên xe nâng có thêm bộ công tác kẹp cuộn tròn để giúp cho việc nâng hạ nguyên liệu trong xe container 1 cách tốt nhất
Có 2 loại kẹp cuộn tròn đang sử dụng phổ biến là bộ kẹp 1 cuộn và bộ kẹp 2 cuộn , đường kính mở hoạt động của bộ này dao động từ 250 mm – 1800mm nên đáp ứng tất cả các loại cuộn giấy trên thị trường ngành sản xuất giấy và bìa catton hiện nay
5.2 Xe nâng phục vụ ngành giấy.
Có rất nhiều mẫu xe nâng phục vụ ngành giấy, chúng có tải trọng từ nhỏ, trung bình đến lớn. Khác biệt lớn nhất của xe nâng ngành giấy và các ngành khác là có thêm các bộ công tác phục vụ công việc đặc thù. Vì vậy khi bạn lựa chọn xe nâng trong ngành giấy, cần chú ý đến tải trọng, sau đó yêu cầu thêm các option về bộ công tác nhé.

VI. Ứng dụng của xe nâng trong lĩnh vực sản xuất đồ uống.
Xe nâng hàng và thiết bị kho xưởng ngày nay đã trở nên phổ cập được sử dụng rộng rãi hơn bao giờ hết. Xe nâng có mặt trong hầu hết các nhà máy sản xuất, kinh doanh, chế biến, thậm chí và các doanh nghiệp buôn bán, sản xuất tư nhân,… Một số ưu điểm, lợi ích phải kể đến của xe nâng có thể kể đến như:
- Nâng cao năng suất, chất lượng công việc
- Giảm bớt tối đa nhân công và sức lao động của người lao động
- Tối ưu thời gian hoàn thành công việc với độ chính xác cao
- Một lần đầu tư có thể sử dụng suốt thời gian hành nghề (Tuổi thọ máy cao)
- Nhiều mẫu mã, dòng xe đảm bảo đáp ứng được mọi nhu cầu nâng hạ, luân chuyển hàng hóa
- Phù hợp với mọi điều kiện môi trường, nhu cầu công việc…
5.1 Xe nâng trong nhà máy đồ uống
Đặc thù của ngành sản xuất đồ uống như sau:
- Mặt hàng dễ vỡ, không thể xếp chồng lên cao, chỉ đặt trên pallet trên mặt sàn ta sẽ dùng dòng xe nâng tay thấp (Pallet truck)
- Nhu cầu xếp hàng chồng lên cao, xếp lên giá kệ cao, ta sẽ sử dụng dòng xe to 4 bánh ngồi lái.
Dưới dây ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về 2 dòng xe này và tìm hiểu xem tại sao nó lại phù hợp và được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất đồ uống.
-
Xe nâng tay thấp
Xe nâng tay thấp là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các kho xưởng bảo công dụng, mức độ linh hoạt và năng xuất nó mang lại trong việc luân chuyển hảng hóa là rất lớn. Xe nâng tay thấp được chia thành 2 dòng chính: Xe nâng tay điện cơ khí, và xe nâng tay thấp sử dụng điện.
a) Nâng tay cơ khí
Xe nâng tay cơ khí đã không còn xa lạ gì với chúng ta, bởi nó có mặt trong rất nhiều ngành nghề từ kho bãi, showroom DNTN đến các kho xưởng của các công ty, tập đoàn.Sở dĩ nó được ưa chuộng đến vậy nhờ 1 số ưu điểm chính sau:
-
- Thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt
- Mức tải trọng phù hợp: 3-5 tấn
- Giảm sức người, tối ưu thời gian trong quá trình luân chuyển hàng hóa
- Dễ dàng, vận hành, bảo dưỡng, thay sửa
- Mức chi phí đầu tư thấp,…
- Xe nâng tay thấp thuỷ lực
b) Nâng tay thấp sử dụng điện
Với dòng xe nâng tay thấp sử dụng điện ta lại có 2 loại: Loại điện hoàn toàn (Tự dộng), loại vừa cơ vừa điện (Bán tự động). Xe nâng bán tự động: Di chuyển bằng điện và nâng hạ bằng cơ (sử dụng sức người để tác động).Bên cạnh những ưu điểm đã được nêu trên thì xe nâng tay sử dụng điện sẽ có thêm 1 số ưu điểm vượt trội:
-
Xe nâng 4 bánh ngồi lái
Bên cạnh các dòng xe nâng tay thấp (thiết bị kho) thì xe nâng to 4 bánh ngồi lái cũng là thiết bị chính không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất, kho bãi đặc biệt là trong ngành sx đồ uống, bia rượu,…Dựa vào nhiên liệu sử dụng để vận hành thì xe nâng 4 bánh ngồi lái được chia thành 2 loại chính, phổ biến: Xe nâng dầu, xe nâng điện.

VII. Ứng dụng của xe nâng dành cho ngành dược phẩm
Ngành dược luôn là một trong những ngành được quan tâm nhất cả nước ta trong thời điểm hiện nay bởi nó liên quan mật thiết đối với nền y học. Chính vì lẽ đó mà tiêu chuẩn về kho bãi cũng như những thiết bị sử dụng tại kho nói chung xe nâng nói riêng luôn khắt khe và có những tiêu chuẩn đặc biệt hơn so với những kho bãi khác.
7.1 Nhu cầu thường gặp của nhu cầu kho bãi ngành Dược
Ngành Dược thường có những kho bãi có diện tích tầm trung cần những thiết bị rất nhỏ gọn và cơ động. Nó phù hợp với các xe nâng hàng ngồi lái hoặc đứng lái thông dụng khi sử dụng trong các không gian hẹp trong nhà kho bao gồm 2 dòng sản phẩm là xe nâng tay điện thấp (Pallet Truck) và xe nâng tay điện cao (Pallet Stacker)
Có một số kho vaccin, thuốc chứa insulin và thuốc nhỏ giọt có yêu cầu bảo quản lạnh yêu cầu xe nâng có chế độ dịch chuyển trong phòng lạnh xe nâng HangCha cũng có lựa chọn riêng (optipn) dành cho nhu cầu của khách hàng trong buồng ngồi lái.
Quan trọng hơn cả là tính nhỏ gọn, an toàn, sạc điện nhanh để luân chuyển làm việc giữa các ca.
7.2. Các loại xe nâng trong kho ngành dược
Xe nâng tay điện thấp (Pallet Truck) là một chiếc xe khá phổ biến trong việc vận chuyển những hàng hoá nhỏ phục vụ cho việc dịch chuyển những kiện hàng 2- 3 tấn dịch chuyển trong kho giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển và bê vác của nhân công.
Xe nâng tay điện cao (Pallet Stacker) kế thừa những điểm ưu của nâng điện tay thấp nhưng có thêm giá để nâng kiện hàng cao hơn trên các giá kệ. Có thể dịch chuyển, xoay vòng ở những kho nhỏ và nâng kiện hàng cao đến 5-6 m, không rung lắc khi làm việc, không gây ồn ào trong kho.
Ngoài ra xe nâng điện tải trọng nhỏ từ 1-2 tấn ngồi lái cũng là lựa chọn đáng lưu tâm của ngành dược. Một số dòng xe nâng diện 3 tấn cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho môi trường làm việc của ngành dược

VIII. Ứng dụng của xe nâng trong ngành sản xuất nhựa.
Nhựa là một vật liệu nhẹ, bền, rẻ và có độ bền cao, ngành nhựa là ngành quan trọng hỗ trợ, phục vụ cho nhiều nhựa sản xuất công nghiệp (hóa mỹ phẩm, nông sản, nước giải khát, thực phẩm…) trong đó có những ngành công nghệ cao (linh kiện ô tô, xe máy, điện tử….). Việc lựa chọn xe nâng đúng xe nâng hàng là điều cần thiết, giúp nâng cao hiệu quả quy trình nhập khẩu nguyên liệu, quá trình sản xuất, nhập kho thành phẩm và giao hàng…
8.1 Nhu cầu sử dụng xe nâng trong ngành nhựa
Doanh nghiệp cần chọn những xe nâng phải phù hợp với từng loại sản phẩm, chọn theo đúng công đoạn sản xuất hay nhập xuất hàng hóa, và phải phù hợp với điều kiện làm việc, không gian làm việc của nhà máy, kho xưởng. Đặc biệt việc lựa chọn xe nâng cần phu hợp với từng loại sản phẩm đặc thù của ngành này.
1. Hạt nhựa nguyên sinh, phụ gia, nguyên liệu nhựa
Thông thường hạt nhựa nguyên sinh sẽ được đóng gói và sắp xếp gọn nên pallet hoặc đựng trong bao tải tời. Thông thường, trong các kho chứa hàng, sản phẩm này thường được đóng gói và chất chồng lên nhau 2-3 tầng pallet.
Khối lượng riêng hạt nhựa thường khoảng 0.9g -1.5g/cm3, nếu tính ra 1 pallet hay một bao tải lớn chứa hạt nhựa nguyên sinh khối lượng sẽ giao đồng từ 1 tấn – 2.5 tấn.
Vì thế,ta có thể xác định được xe nâng hàng phù hợp với nâng hạ sản phẩm hạt nhựa có thông số sau: tải trọng nâng 2.5-3.5 tấn, càng nâng 1070/1220 mm, chiều cao nâng 3-4 mét.
2.Ván nhựa, nội thất nhựa
Ván nhựa có kích thước tiêu chuẩn 1220mm x 2440 mm, và đa dạng về độ dày: 5-30mm, khối lượng riêng 0.55 – 0.65 g/cm3. Các ván nhựa được xếp chồng lên nhau trên pallet với khối lượng 2-3 tấn/pallet
Với kích thước ván nhựa tiêu chuẩn này, xe nâng 3-3.5 tấn, càng dài 1220mm, có thể sử dụng thêm càng giả (áo càng) là lựa chọn phù hợp cho bạn.
Ngoài ra còn một số sản phẩm nội thất nhựa, với nhiều kích thước khác nhau, tùy nhiên ta cho thể lựa chọn dựa theo ván nhựa tiêu chuẩn để chọn xe nâng phù hợp nhất.
3. Màng nhựa, bao bì nhựa
Màng nhựa, sợi nhựa tổng hợp được sản xuất và được đóng thành từng cuộn, với nhiều kích thước khác nhau. Màn nhựa cuộn khổ lớn thông thường bề rộng cuộn 1200mm-1600mm, độ dày từ 0.1mm đến 5mm. Màn nhựa tiêu chuẩn bản nhỏ có kích thước bản rộng 150mm – 300mm.
Thông thường các thành phẩm này được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp trên pallet hoặc thùng hàng, và có thể chất chồng từ 2-3 tầng. Khối lượng của mỗi khối hàng khá nhẹ, khoảng từ 500kg-2.5 tấn tùy theo cách sắp xếp.
4. Nhựa gia dụng, nhựa công nghiệp, nhựa khung, khuôn mẫu
Các công ty sản xuất nhựa luôn cho ra thị trường rất nhiều sản phẩm, với mẫu mã và kích thước khác nhau. Chính vì thế, việc sắp xếp, đóng gói sản phẩm tồn kho cũng rất đa dạng. Nhưng nhìn chung, sản phẩm này có khối lượng khá nhẹ. Các dòng xe nâng có tải trọng 1.5-2.5 tấn có để đáp ứng đầy đủ nhu cầu nâng hạ loại sản phẩm này.
8.2 Các dòng xe nâng phục vụ ngành nhựa và ứng dụng.
Không gian, môi trường làm việc và thời gian hoạt động tại nhà máy, nhà xưởng là yếu tố quyết định lựa chọn loại xe nâng nào phù hợp.
1. Xe nâng dầu trong ngành nhựa
Xe nâng dầu có giá thành khá rẻ hơn so với xe nâng sử dụng nhiên liệu xăng hay ga. Hiên nay, xe nâng dầu đã được cải tiến hiện đại hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, giảm tiếng ồn và ô nhiễm khí thải. Một xe nâng dầu có thể hoạt động liên tục từ 2-3 ca/ngày.
Xe nâng dầu rất phù hợp với công việc thường xuyên di chuyển vệ tinh từ kho này sang kho khác. Xe hoạt động liên tục ở các kho chứa hàng trong nhà, ngoài trời hay địa hình dốc. Xe cũng đáp ứng tốt nhu cầu nâng hạ, kéo tải những hàng hóa nặng như khuôn đúc, pallet ván nhựa, ống nước, …3.2. Xe nâng điện
2. Xe nâng dầu trong ngành nhựa
Với ưu điểm nổi trội như tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường, không gây tiếng ồn, an toàn với sức khỏe. Xe nâng điện luôn được ưu tiên sử dụng bên trong nội bộ phân xưởng sản xuất, hay trong kho kín. Xe nâng điện có thể hoạt động 6-10 tiếng/1 lần sạc, đủ để đáp ứng 1 ca làm việc trong ngày.
Hơn nữa, trên thị trường rất đa dạng sản phẩm xe nâng điện: xe nâng ngồi lái 4 bánh, xe nâng ngồi lái 3 bánh, Reach Truck, Pallet Truck, Pallet Stacker. Các loại xe nâng điện này hầu như có thể dễ dàng sử dụng cho các không gian khác nhau: kho rộng, kho hẹp, kệ cao, lối đi hẹp…

IX. Ứng dụng của xe nâng trong ngành xây dựng
Xây dựng là một ngành công nghiệp với sự xuất hiện của nhưng cỗ máy khổng lồ hoạt động trong nhiều môi trường làm việc phức tạp. Xe nâng trong ngành xây dựng được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất vật liệu xây dựng, vận chuyển vật liệu, sản phẩm đúc sẵn,… Vậy cụ thể ứng dụng của xe nâng trong ngày xây dựng là gì?
9.1 Nhu cầu sử dụng xe nâng trong ngành xây dựng.
Như đã chia sẻ ở trên, ứng dụng của xe nâng trong xây dụng vô cùng rộng rãi. Thị phần xe nâng trong ngành này chiếm tỉ trọng cao so với các ngành khác. Xe nâng được sử dụng nhiều trong việc nâng Thép, Xi măng, Gạch và vật liệu xây dựng nói chung. Bởi đây là những công việc nặng nhọc, số lượng hàng hóa nâng hạ và di chuyển lớn. Với phương pháp truyền thống việc di chuyển các loại vật liệu xây dựng cần rất nhiều thời gian, nhân lực. Chính vì vậy việc sử dụng xe nâng thay thế sức lao động, tăng năng suất là điều cần thiết.
Xe nâng trong sản xuất vật liệu xây dựng.
Xi măng, gạch nói, sắt thép là vật liệu chủ yếu cần nâng hạ trong lĩnh vực xây dựng nói chung. Với xe nâng xi măng,trung bình 1 pallet hoặc 1 tải gói pallet khoảng từ 1.2 – 1.5T. Với các loại sắt thép trọng tải nâng hạ hạ có thể lên tới 5 tấn đến 8 tấn. Đây là môi trường làm việc có độ ăn mòn, bụi bẩn cao, môi trường làm việc đa dạng phức tạp. Nếu sử dụng phương pháp bốc vác truyền thống hiệu suất sẽ rất thấp độc hại, và nguy hiểm. Chính vì vậy yêu cầu sử dụng xe nâng thay thế sức lao động của con người là vô cùng cần thiết.
Nhu cầu sử dụng xe nâng trong vận chuyển thành phẩm
Với hoạt động xây dựng ngoài công trường, loại hàng hóa cần bốc dỡ và di chuyển chủ yếu là thành phẩm đầu ra của hoạt động sản xuất vật liệu. Một số loại hàng hóa cần di chuyển như: Gạch, đá, cát, sỏi, sắt thép, các loại cửa, gỗ, máy móc thiết bị, cốt pha,… Các loại vật liệu cần di chuyển này có kích thước và hình dạng đa dạng. Chính vì vậy cần có những chiếc xe nâng chuyên dụng dành riêng cho từng hàng hóa cụ thể. Các loại vật liệu kích thước bé như cát sỏi, cần xe nâng trang bị gầu xúc lật. Với vật liệu kích thước lớn rời rạc lại cần các bộ kẹp, gắp, gật gù.
9.2 Các dòng xe nâng phục vụ ngành xây dựng.
Yêu cầu chung của xe nâng trong lĩnh vực xây dựng là độ bền, khả năng làm việc linh hoạt trong nhiều điều kiện môi trường và địa hình. Xe nâng xây dựng cần làm việc liên tục, trọng tải nâng hạ từ 1 tấn đến 8 tấn tùy loại vật liệu và sản phẩm cần nâng. Về chiều cao nâng, xe nâng ngành xây dựng không cần quá cao, chiều cao nâng hạ cơ bản thường từ 1 đến 3 mét, với nhiều bộ công tác xe nâng gắn kèm. Một số gợi ý về xe nâng xây dựng như sau:
- Xe nâng dầu: Đa số xe nâng làm việc trong ngành xây dựng là xe nâng dầu. Dòng xe này có ưu điểm là mạnh mẽ, bền bỉ, hoạt động liên tục trong thời gian dài, và điều kiện làm việc thiếu thốn ngoài công trường. Chúng cũng có khả năng chống chịu với thời tiết, và bụi bẩn tốt
- Xe nâng trọng tải 3 tấn: Đa số các loại hàng hóa, vật liệu ngành xây dựng có tải trọng đó gói và di chuyển nhỏ hơn 3 tấn. Từ các pallet gạch, xi măng, cho tới sắt thép thì trọng tải nâng 4 tấn đều đáp ứng một cách đầy đủ.
- Phụ kiện đi kèm: Để phục vụ tốt cho hoạt động nâng hạ và di chuyển, bạn không cần mua quá nhiều trang thiết bị. Bạn chỉ cần mua một chiếc xe nâng, sau đó trang bị các phụ kiện đi kèm. Như vậy khi cần di chuyển loại hàng hóa nào bạn chỉ cần thay bộ công tác đó.

X. Ứng dụng của xe nâng trong kho lạnh.
Một trong những ứng dụng của xe nâng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh là môi trường kho lạnh. Với đặc điểm tường và sàn kho lạnh được phủ một lớp vật liệu cách nhiệt có độ dày nhất định để giảm nhiệt từ bên ngoài vào và thường được sơn màu trắng hoặc màu nhạt. Cửa kho lạnh làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, cách nhiệt tốt. Môi trường làm việc khắc nhiệt, mặt sàn phẳng trơn đặc thù. Chính vì vậy xe nâng trong kho lạnh cần có thiết kế riêng để phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.
10.1 Yêu cầu, và điều kiện làm việc trong kho lạnh.
Kho lạnh được dùng rất nhiều trong các lĩnh lực chế biến thực phẩm tươi sống, hải sản, vắc xin, thịt động vật,.. Kho lạnh phân loại theo nhiệt độ khác nhau như:
- Nhiệt độ thấp (kho đông): -10 đến – 30 ℃ , dùng dể đông lạnh sản phẩm thủy sản, thịt, dược phẩm,vắc xin…
- Nhiệt độ cao (kho mát): – 5 đến 7 ℃, thích hợp để làm mát trái cây, rau quả tươi.
- Nhiệt độ trung bình (kho lạnh): -5 đến -10 ℃, thích hợp dùng làm lạnh thực phẩm sau khi cấp đôn
Yêu cầu chung của xe nâng trong kho lạnh là thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt không gây tiếng ồn, không phát thải khí độc hại. Quan trọng hơn 1 chiếc xe nâng trong kho lạnh cần chịu được nhiệt độ thấp, và thời gian chênh lệch trong kho và ngoài trời khá cao, thời gian làm việc dài tối thiểu 4 tiếng (1 ca làm việc).
10.2 Xe nâng phục vụ trong các kho lạnh.
Như đã chia sẻ xe nâng hàng trong kho lạnh không yêu cầu quá cao về trọng tải nâng, mà chúng tập trung vào khả năng làm việc liên tục bền bỉ, và không ảnh hưởng đến môi trường làm việc. Chiều cao nâng của xe cần linh hoạt tùy theo thiết kế của kho, khả năng di chuyển linh hoạt, chống trơn trượt. Một chiếc xe nâng đáp ứng được các yêu cầu trên cần thiết kế riêng với các đặc tính như:
- Hệ thống bo mạch được mạ thêm 1 lớp cao su chống bám nước chống ngưng tụ nước
- Dầu nhớt thủy lực là loại dầu chống đông shell HDS, mobil532…
- Sử dụng pin lithium ( sạc nhanh , tuổi thọ cao) cho xe điện trong kho lạnh phù hợp nhất và an toàn.
- Xe được trang bị nước sơn chống ăn mòn phủ trên thân xe.
- Xe được trang bị hệ thống sưởi ấm dưới ghế ngồi của tài xế khi xe không có cabin hoặc có cabin (option)
- Loại cao su của bánh xe sử dụng là cao su hoặc bánh polyurethane
- Các xilanh, ốc vít, được mạ dày hơn so với loại xe nâng bình thường.
- Hệ thống chiế sáng tiêu chuẩn Hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại hoạt động trong môi trường thiếu sáng, bóng đèn có màu vàng hay tím,… Các bóng bền được bảo về khỏi bị hơi nước.

Các loại xe nâng điện dùng trong kho lạnh:
- Xe nâng điện 4 bánh CPD20/30 kho lạnh
- Xe nâng điên 3 bánh CPDS13/15 kho lạnh
- Xe nâng điện đứng lái reach truck CQD15/20 kho lạnh
- Xe nâng nhà kho CDD12/16/20 kho lạnh
- Xe nâng điện tay thấp mini CBD15/20 kho lạnh