Xe nâng hàng cũng giống như những phương tiện khác, cũng có vận tốc trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, vận tốc này chỉ dừng ở mức giới hạn cho phép. Với những người mới tham gia điều khiển chắc hẳn cũng không khỏi băn khoăn về điều đó. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những thông tin về vận tốc xe nâng hàng và những cách để kiểm soát tốc độ. Hãy tìm hiểu ngay về nó nhé.
Xem thêm:
- Công thức tính tải trọng xe nâng hàng hiệu quả nhất hiện nay
- Bật mí 3 yếu tố ảnh hưởng tới tải trọng của xe nâng hàng
- Những lưu ý cần nắm khi mua phụ tùng xe nâng Hangcha
Nội dung bài viết
Xe nâng có vận tốc di chuyển là bao nhiêu?
Chúng ta có thể lường rõ những nguy hiểm khi tăng tốc quá nhanh các phương tiện giao thông. Điều đó là không ngoại lệ với những chiếc xe nâng hàng. Nhiều người lái xe cho rằng, xe nâng hàng là loại xe dùng để nâng, hạ, di chuyển trong kho nên muốn lái với tốc độ bao nhiêu cũng được. Chính sự chủ quan đó có thể làm cho bạn gặp phải tai nạn lao động không đáng có.
Xe nâng cũng có vận tốc di chuyển theo quy định của pháp luật. Mà người lái khi sử dụng phải đảm bảo duy trì tốc độ đó để đảm bảo an toàn tối đa nhất. Vận tốc di chuyển được quy định phụ thuộc vào các thiết kế kho bãi, khối lượng hàng hóa. Với những chiếc xe dùng để di chuyển trong nhà kho thì người điều khiển phải lái với vận tốc chậm hơn so với môi trường bên ngoài.
Theo thông tư số 51/2015/TT-BLĐTBXH được nhà nước ban hành, có ghi rõ những thông tin liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động.
Cụ thể, trong đó ghi rõ những thông tin về vận tốc di chuyển của những chiếc xe nâng 1000kg trở lên. Bạn có thể tham khảo như sau:
+ Xe nâng đứng điều khiển, xe nâng ngồi điều khiển,…vận tốc di chuyển không quá 16km/h.
+ Xe nâng có người điều khiển đi bộ lái không được di chuyển với vận tốc 0.5km/h và gia tốc 0.5m/s2.
Như vậy, với những quy định này người lái xe cần nắm được thông tin để thực hiện di chuyển an toàn trong khi tham gia vào lao động sản xuất.

Những cách kiểm soát tốc độ xe nâng
Để kiếm soát tốc độ di chuyển của xe nâng, bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó. Dưới đây là một list các biện pháp mà bạn có thể tham khảo để giải quyết nếu gặp khó khăn về vấn đề này.
Luôn đảm bảo tốc độ của xe
Trước hết, người vận hành phải đảm bảo được xe nâng di chuyển phù hợp với các môi trường làm việc: Đảm bảo các yếu tố về con người, ánh sáng, hàng hóa,….

Trang bị các thiết bị giới hạn tốc độ
Đây có lẽ là một trong những điều kiện bắt buộc phải có trên các loại xe nâng, không chỉ với xe nâng điện, xe nâng dầu, mà cả những chiếc xe nâng tay cũng cần phải có. Với các thiết bị này, nó sẽ giúp người lái xe dễ dàng quan sát mình đang di chuyển với vận tốc bao nhiêu, đảm bảo độ an toàn trong suốt quá trình vận hành. Ngoài ra chúng ta còn dựa vào thiết bị đo lường tốc độ này để di chuyển nhanh, chậm theo ý muốn. Nhưng nó vẫn phải đảm bảo nằm trong tốc độ được quy định.
Trang bị các biển báo
Việc trang bị biển báo trước hết sẽ giúp cho khách hàng di chuyển an toàn hơn. Chúng ta có thể đặt các biển giới hạn tốc độ tại nơi làm việc để khi điều khiển xe nâng hàng, bạn sẽ nắm được đâu là khu vực cần lưu ý, đâu là khu vực cấm đỗ, không được phép quay đầu,…
Không để bị bản thân bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài
Người lái xe sẽ bị phân tâm nếu bên ngoài có nhiều yếu tố tác động. Vậy nên, để kiểm soát tốc độ chúng ta cũng không được phân tâm vào những yếu tố ngoài môi trường làm việc. Nếu mất tập trung, nó sẽ khiến khách hàng dễ bị mất lái, va chạm vào hàng hóa, hay bị tai nạn nghề nghiệp,…

Phân vùng và tầm quan sát thông thoáng
Phân vùng là một trong những cách để người lái xe kiểm soát tốc độ. Trong các kho hàng có thể thiết kế các làn đường dành cho xe di chuyển, người đi bộ di chuyển,… để đảm bảo khoảng cách và tốc độ lái phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, hãy để không gian quan sát của người điều khiển xe nâng được thông thoáng, điều đó sẽ giúp họ kiểm soát tốc độ tốt hơn.
Như vậy, với những thông tin cung cấp về vận tốc xe nâng hàng và những cách kiểm soát tốc độ, các lái xe có thể yên tâm hơn trong quá trình lao động rồi đúng không. Ngoài những yếu tố trên, bạn nên tìm hiểu thêm các kiến thức để có thể đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc.
Nguồn: https://xenangthienson.com/