Buồng đốt đóng vai trò quan trọng với động cơ của các loại xe. Khi chúng nhiều cặn bẩn gây ảnh hưởng đến hoạt động của xe cũng như người vận hành. Vậy cách vệ sinh buồng đốt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết
1. Buồng đốt là gì?
Buồng đốt (còn gọi là buồng cháy) chính là một khoang kín bên trong động cơ đốt trong. Đây là nơi xảy ra quá trình cháy hoặc nổ. Chính vì vậy, buồng đốt có khả năng chịu được những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, áp suất cũng như hỗ trợ thực hiện công hoặc lực tác động gây ra do quá trình đốt cháy trước khi sản phẩm cháy được thải ra ngoài.

Chúng được giới hạn bởi nắp xi lanh, thành xi lanh và đỉnh piston. Trái ngược với động cơ đốt trong, đối với động cơ đốt ngoài như: động cơ hơi nước,… thì bộ phận buồng đốt chính là phần không gian nối tiếp sau ống lò (firebox). Chúng làm nhiệm vụ chứa để quá trình cháy được tiếp tục diễn ra.
Có thể hiểu đơn giản thì buồng đốt động cơ chính là một dạng thiết bị có vai trò chuyển hoá năng lượng (nhiên liệu) nào đó như xăng, dầu,… thành động cơ và giúp xe có thể vận hành. Một số loại động cơ phổ biến như:
- Động cơ đốt trong
- Động cơ nén cháy
- Động cơ tuabin khí
- Động cơ đánh lửa
Trong đó, động cơ đốt trong được ứng dụng phổ biến hơn cả, trong nhiều thiết bị như: xe máy, ô tô, xe nâng hàng,… Loại động cơ này có ưu thế về hiệu suất hoạt động, sự bền bỉ và mạnh mẽ nên được nhiều người lựa chọn.
2. Vì sao phải vệ sinh buồng đốt?
Trong suốt quá trình xe vận hành, động cơ sẽ hoạt động liên tục để đốt cháy nhiên liệu. Quá trình trên được thực hiện trong buồng đốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi lượng không khí cung cấp vào buồng đốt không đủ cho quá trình cháy khiến nhiên liệu cháy không sạch sẽ sinh ra các khí độc CO, HC và đặc biệt là tạo muội các bon. Muội than sẽ bám vào xupap, chi tiết máy, kim phun,… và ảnh hưởng đến hoạt động của buồng đốt cũng như động cơ.

Bên cạnh đó, quá trình nạp – nén – nổ – xả của động cơ khi diễn ra, piston lên xuống trong buồng đốt kéo theo hạt các bon. Với đặc tính cứng, các hạt này có thể gây xước xylanh dẫn đến động cơ yếu dần (động cơ ỳ, yếu hơi), gây tiếng ồn lớn, quá trình tăng tốc, giảm tốc bị giật khục, chạy không đều,… Đặc biệt, quá trình đốt cháy nhiên liệu liên tục gây tốn kém nhiên liệu và xuất hiện lượng khí thải độc hại ra môi trường ngày càng nhiều. Vì vậy, việc vệ sinh buồng đốt là rất cần thiết.
2.1 Lợi ích khi vệ sinh buồng đốt
Một số lợi ích cơ bản phải kể đến như:
- Làm sạch buồng đốt giúp xe vận hành ổn định, tránh hoặc hạn chế xe giật cục, ì,…
- Buồng đốt được làm sạch thì nhiên liệu sẽ được đốt cháy hoàn toàn, giúp tiết kiệm đến 5% nhiên liệu cho xe và hạn chế tiêu hao xăng trong suốt quá trình sử dụng.
- Giúp khôi phục công suất của động cơ tối đa.
- Khắc phục tình trạng động cơ phát tiếng ồn lớn.
- Loại bỏ hoặc giảm hiện tượng động cơ khó dừng và tạo sự trơn tru, giúp xe hoạt động mượt mà, đặc biệt là khi tăng tốc hoặc giảm tốc độ.
- Giúp hạn chế tối đa cặn bẩn ở bugi.
- Ngăn ngừa hoặc hạn chế hiện tượng xupap bị dính.
- Ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của cặn buồng đốt đối với quá trình vận hành của động cơ.

2.2 Tác hại khi không vệ sinh buồng đốt
Nếu để cặn bẩn nhiều trong buồng đốt có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của động cơ, điển hình:
- Động cơ yếu, ì, khó khởi động, xe tốn nhiều thời gian khi đạp ga.
- Khó khăn khi tắt máy do động cơ khó dừng.
- Gây tiếng ồn lớn khiến người xung quanh khó chịu.
- Khi tăng tốc và giảm tốc khó khăn, giật cục có thể ảnh hưởng đến quá trình di chuyển và gia tăng mức độ nguy hiểm, dễ xảy ra trường hợp tai nạn ngoài ý muốn.
- Xe có thể chạy không đều hoặc bị chết máy.
- Buồng đốt nhiều cặn gây tốn nhiên liệu khi sử dụng (hao xăng, dầu).
- Lâu ngày không vệ sinh buồng đốt, bụi bẩn bám nhiều vào mặt piston, bề mặt xupap, làm kênh xupap, gây tụt công suất, tiêu hao nhiên liệu tăng, thậm chí còn có thể tạo hoặc ủ nhiệt và gây ra hiện tượng kích nổ dẫn đến nguy hiểm cho người .
- Lượng khí thải nhiều sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.
Có thể nói việc không vệ sinh buồng đốt thường xuyên khiến chúng có nhiều cặn, hạt cacbon,… không chỉ ảnh hưởng đến động cơ cũng như quá trình hoạt động của xe mà còn gây hại trực tiếp cho người dùng. Vì vậy hãy lưu ý nhé!
3. Có nên vệ sinh buồng đốt thường xuyên? Bao lâu vệ sinh buồng đốt 1 lần?
Như thông tin được cung cấp phía trên thì việc vệ sinh buồng đốt là rất cần thiết. Chính vì vậy, nên vệ sinh chúng thường xuyên, cụ thể:
Đối với xe máy:
Cần vệ sinh buồng đốt của xe máy thường xuyên bởi trong suốt quá trình xe vận hành, động cơ phải đốt cháy lượng lớn nhiên liệu là xăng. Chúng sẽ sinh ra nhiều muội carbon ở dạng hạt cứng hoặc ở dạng mềm dẻo bám vào xupap, đầu buồng đốt. Điều này khiến cho hoạt động cơ bị giảm hiệu suất, ngày càng yếu dần.

Việc vệ sinh buồng đốt trong xe máy sẽ làm sạch muội carbon trong xilanh của động cơ hay chính là vệ sinh buồng đốt. Đây là việc làm cần phải thực hiện thường xuyên. Nếu không vệ sinh buồng đốt xe máy thường xuyên thì dẫn đến xe hoạt động yếu dần, gây tiếng ồn lớn và khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Đối với ô tô:
Tương tự như xe máy thì việc vệ sinh buồng đốt ở ô tô cũng khá quan trọng, Tuy nhiên, tần suất như thế nào còn phụ thuộc cụ thể vào điều kiện vận hành xe, thời gian sử dụng cũng như thói quen của người lái, các yếu tố bảo trì, bảo dưỡng khác,…
Việc thường xuyên lên và hạ ga khi chạy không tải trong thành phố sẽ dẫn đến tích tụ nhiều cacbon hơn khi vận hành trên đường cao tốc. Thông thường buồng đốt được vệ sinh định kỳ theo lời khuyên như sau:
- Xe thường xuyên chạy trong thành phố: Vệ sinh buồng đốt sau mỗi 15.000km.
- Xe thường xuyên chạy trên đường cao tốc: Vệ sinh buồng đốt sau mỗi 30.000km.
4. Dấu hiệu nhận biết thiết bị cần vệ sinh buồng đốt
Khi xuất hiện những dấu hiệu khác biệt, cụ thể như dưới đây thì người dùng nên tiến hành vệ sinh buồng đốt sạch sẽ để khắc phục các vấn đề đang xảy ra, giúp xe hoạt động trơn tru, ổn định hơn.
Dấu hiệu ở xe máy:
- Xe khó khởi động, khó dừng.
- Quá trình tăng tốc, giảm tốc có hiện tượng giật cục.
- Động cơ bị ỳ, yếu hơi và vận hành chậm chạp.
- Phát ra tiếng ồn lớn.
- Xe chạy không đều.
- Nhiên liệu bị tiêu hao nhiều hơn mức bình thường.
Dấu hiệu ở ô tô:
Tương tự như xe máy, khi buồng đốt nhiều cặn, muội cacbon thì:

- Xe khó khởi động, chậm hơn bình thường. Điều này xảy ra do kim phun bị tắc vì muội khiến nhiên liệu vào buồng đốt ít hoặc khó hơn, dẫn đến việc khởi động xe bị cản trở.
- Hiện tượng giật cục của xe khi khởi động: Tình trạng này do kim phun bị dính cặn, không được làm sạch dẫn đến khả năng phát tán nhiên liệu bị ảnh hưởng.
- Tiêu tốn nhiên liệu nhanh chóng: Buồng đốt chứa nhiều cặn bẩn khiến kim phun sẽ phát tán nhiên liệu ở dạng giọt thay vì phun sương. Điều này đồng nghĩa với quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ bị gián đoạn khiến cho động cơ hoạt động không đều và gây hao tốn nhiên liệu nhiều hơn.
- Xuất hiện khí thải màu đen
Khi thấy những dấu hiệu trên xuất hiện thì cần vệ sinh buồng đốt cho xe máy, ô tô,.. để đảm bảo chúng không gây ảnh hưởng cho động cơ và sự hoạt động của xe.
5. Quy trình vệ sinh buồng đốt
Khi buồng đốt nhiều cặn bẩn, xe xuất hiện các dấu hiệu bất thường,… thì cần vệ sinh buồng đốt. Tuy nhiên, cách thực hiện như thế nào? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
5.1 Quy trình vệ sinh buồng đốt xe máy
Được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Tháo rời hệ thống lọc gió của xe máy.
- Bước 2: Sau đó, đưa ống dẫn khí vào sâu tận bên trong động cơ xe máy. Lưu ý, đầu nối dây kẹp rung chấn cảm ứng với sendo xe máy và dây kẹp rung chấn sẽ kẹp vào vị trí biển số của xe.
- Bước 3: Thử khởi động xe máy để nghe và quan sát.
- Bước 4: Tiến hành nhấn công tắc đóng mở sản sinh khí 1-2 giây, khi này sẽ có đèn báo tín hiệu sản sinh ra khí sáng. Mỗi lần thực hiện thì máy sẽ tự động tính số lần tẩy rửa và thông số đếm ngược được hiển thị rõ ràng trên màn hình.
- Bước 5: Trong suốt quá trình vệ sinh thì tuyệt đối không được lên da.
- Bước 6: Sau khi đã thực hiện vệ sinh được khoảng 20 phút thì công tắc đèn tín hiệu sẽ báo tắt và máy vệ sinh buồng đốt tự động ở trạng thái nghỉ. Lúc này, rút dây khí ra khỏi xe và khởi động gò ga từ từ.
- Bước 7: Cuối cùng ráp nối bộ khí về trạng thái ban đầu và kết thúc quá trình vệ sinh buồng đốt xe máy.
Để xe máy chạy êm, không bị giật cục, khởi động dễ dàng,… thì cần bảo trì, bảo dưỡng định kỳ. Trong đó, vệ sinh buồng đốt cũng rất quan trọng, cần lưu ý để thực hiện thường xuyên.
5.2 Quy trình vệ sinh buồng đốt ô tô
Tương tự như xe máy, khi vệ sinh buồng đốt xe ô tô cũng không quá khó nhưng cần lưu ý một số vấn đề như:

- Người dùng cần tháo toàn bộ các thành phần máy trong động cơ.
- Sau đó dùng các dụng cụ như chổi quét, dung dịch vệ sinh buồng đốt ô tô để tẩy rửa để làm sạch.
- Người thực hiện làm sạch buồng đốt cho ô tô cần có kiến thức nhất định.
Các bước tiến hành vệ sinh buồng đốt ô tô như sau:
- Bước 1 : Vệ sinh Bugi
Đầu tiên, hãy tháo đầu Bugi ra khỏi buồng đốt trước và làm sạch bề mặt của chúng. Sau đó ngâm bugi vào dung dịch tẩy rửa chuyên nghiệp để làm sạch đầu đánh lửa của nó. Điều này giúp chức năng phóng tia lửa điện được thông suốt và chúng hoạt động tốt hơn.
- Bước 2: Vệ sinh cổ hút
Lúc này, hãy bơm dung dịch vệ sinh buồng đốt để làm dã bụi cacbon vào máy qua cổ hút này. Đồng thời, khi dưới áp suất cao, dung dịch sẽ được phun vào buồng đốt len lỏi vào từng ngõ ngách và làm sạch nó một cách tối ưu nhất.
- Bước 3: Lấy dung dịch bẩn ra ngoài
Sau thời gian khoảng 20-30 phút thì bên trong buồng đốt sẽ xuất hiện những phản ứng hoá học để phân huỷ hoàn toàn cacbon và hòa trộn chúng thành dạng dung dịch.
- Bước 4: Sử dụng bơm công suất lớn hút sạch dung dịch bẩn này ra ngoài qua đường cổ hút.
- Bước 5: Kiểm tra lại buồng đốt xem đã sạch hoàn toàn chưa. Sau đó lắp ráp các bộ phận như nguyên bản.
- Bước 6: Nổ máy để kiểm tra hoạt động của xe và kết thúc quá trình làm sạch buồng đốt.
Bên cạnh vệ sinh buồng đốt cho xe máy, ô tô thì với các loại xe nâng sử dụng động cơ chạy dầu diesel cũng cần được làm sạch thường xuyên. Xe nâng hàng chạy dầu diesel cần được bảo dưỡng định kỳ, điển hình là làm sạch buồng đốt bên trong động cơ nhằm đảm bảo xe hoạt động tốt nhất, nâng hạ hàng hoá trơn tru.
Buồng đốt đóng vai trò quan trọng với động cơ của xe nâng. Vì vậy cần bảo dưỡng, kiểm tra và làm sạch định kỳ. Đây cũng chính là vấn đề quan trọng khi sử dụng xe nâng hàng chạy dầu mà nhiều người nên nắm rõ.

Phía trên là những thông tin về buồng đốt, cách vệ sinh buồng đốt xe máy, xe ô tô. Với xe nâng phương pháp cũng tương tự như trên. Tuy nhiên, khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữ hay làm sạch buồng đốt, động cơ nên thực hiện bởi kỹ thuật viên để đảm bảo chính xác, an toàn. Với quý khách có nhu cầu mua xe nâng hàng, phụ tùng xe nâng hàng,… hãy liên hệ theo hotline 0869 285 225 của Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn để được đội ngũ chuyên viên tư vấn chi tiết nhất.
Xem thêm: