Xe nâng tay là gì, chúng bao gồm những loại nào, dòng xe nâng tay có đặc điểm và cấu tạo ra sao. Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểm về thiết bị này. Chính vì vậy trong bài viết này xenangthienson.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về xe nâng tay nhé

Nội dung bài viết

I. Tổng quan về xe nâng tay là gì?

Xe nâng tay là thiết bị hỗ trợ nâng hạ và di chuyển hàng hóa, chúng được sử dụng rộng rãi với nhiều ứng dụng to lớn. Thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu một cách đầy đủ và tường tận về xe nâng tay, vậy xe nâng tay là gì?

1.1 Xe nâng tay là gì?

Xe nâng tay (manual handlift) là thiết bị được thiết kế làm nhiệm vụ di chuyển và nâng hạ hàng hóa, với tay điều khiển kết nối trực tiếp với hệ thống bánh lái. Với các loại xe nâng tay cơ khí mọi hoạt động nâng hạ và di chuyển được thực hiện bằng sức người, trong khi đó dòng xe nâng tay điện được trang bị motor điện hỗ trợ nâng, và motor di chuyển với hệ thống nút điều khiển được lắp đặt trên tay cầm của xe nâng.

Xe nâng tay có kích thức nhỏ gọn, di chuyển linh hoạt, có khả nâng nâng các loại hàng hóa tải trọng nhỏ và vừa. Chúng được sử dụng chủ yếu trong các nhà kho, cửa hàng vật liệu, nhà xưởng, nhiều dòng xe nâng tay có thể đưa hàng hóa lên cao vài mét so với mặt đất.

Các dòng xe nâng tay là gì
Xe nâng tay là gì – Các dòng xe nâng tay

1.2 Đặc điểm của xe nâng tay

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về xe nâng tay là gì? Tuy vậy nếu chỉ nói xe nâng tay là một chiếc xe nâng hàng có gắn tay điều khiển thì thật khó để hình dung hết về dòng thiết bị này. Về bản chất xe nây tay gọi là xe nhưng chúng chỉ là một thiết bị nâng hạ chứ không phải di chuyển. Xe nâng tay có một số đặc điểm như sau:

  1. Thiết kế nhỏ gọn: Tất cả các dòng xe nâng tay đều có đặc điểm chung là thiết kế nhỏ gọn. Điều đó giúp chúng di chuyển linh hoạt trong các môi trường làm việc nhỏ hẹp
  2. Trang bị tay điều khiển: Dù là xe nâng tay cơ hay xe nâng tay điện thì tất cả chúng đều được trang bị tay điều khiển. Tay điều khiển trên xe nâng vừa làm bộ phận điều hướng, vừa là nơi tiếp nhận lực đẩy, kéo (xe nâng tay cơ), vừa đóng vai trò là khu điều khiển (với xe nâng điện)
  3. Quãng đường di chuyển ngắn: Xe nâng tay được thiết kế để làm việc trong môi trường nhỏ, hẹp với quãng đường di chuyển ngắn. Kể cả với các dòng xe nâng tay đứng lái thì chúng cũng không nên di chuyển quãng đường quá dài.
  4. Tải trọng nâng thấp: Xe nâng tay với kích thước nhỏ gọn, điều đó đồng nghĩa với việc chúng không thể nâng các loại hàng hóa tải trọng lớn. Trọng tải nâng cơ bản của xe nâng tay thường chỉ đạt từ vài trăm kg đến 3 tấn.
  5. Địa hình làm việc bằng phẳng: Xe nâng tay cơ, hay xe nâng tay điện thì chúng đều cần có một địa hình làm việc bằng phẳng, ít dốc. Nguyên nhân đến từ việc kết cấu bánh xe nhỏ, thấp, không thể di chuyển trong địa hình gồ ghề. Với địa hình dốc, người điều khiển sẽ không có sức để kéo, đẩy hàng hóa (xe nâng tay cơ), xe không thể leo dốc do động cơ điện yếu (xe nâng tay điện)
Xe nâng tay cao bán tư động và tự động

1.3 Phân loại xe nâng tay

Hiện nay trên thị trường có hàng chục loại xe nâng tay khác nhau, chúng được chi thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm xe nâng tay có những đặc trưng riêng, thông thường cách gọi tên chúng dựa trên thói quen của người sử dụng. Theo đó các phân loại xe nâng tay phổ biến nhất là theo cấu tạo và theo tải trọng. Khi bạn có nhau cầu mua xe nâng tay bạn cần xác định chính xác dòng xe, loại xe mà mình định mua. Hoặc cách đơn giản là hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0869285225 Sau đó chia sẻ nhu cầu của mình, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những mẫu xe phù hợp. Dưới đây là một số cách phân loại xe nâng tay phổ biến:

Cách phân loại xe nâng tay
STT Nhóm xe nâng Loại xe nâng Đặc điểm
1
xe nâng tay cơ khí
Xe nâng tay cơ khí thường
Cấu tạo hoàn toàn bằng chi tiết cơ khí
Xe nâng tay cơ khí cân điện tử
Được gắn cảm biến cân điện tử
2
Xe nâng tay điện
Xe nâng tay bán tự động
Di chuyển bằng sức người, và nâng hạ bằng động cơ
Xe nâng điện tự động
Cả di chuyển và nâng hạ đều sử dụng động cơ điện
3
Phân loại theo tải trọng
Xe nâng tay 1 tấn
Nâng hàng hóa có tải trọng dưới 1 tấn
Xe nang tay 2 tấn
Nâng hàng hóa có tải trọng dưới 2 tấn
Xe nâng tay 3 tấn
Nâng hàng hóa có tải trọng dưới 3 tấn
4
Phân loại theo chiều cao nâng
xe nâng pallet
Sử dụng nâng, di chuyển Pallet, với chiều cao nâng từ 7 đến 12cm
Xe nâng tay cao
Có thể đưa hàng hóa lên cao 3 mét, 6 mét, hoặc 12 mét
5
Phân loại theo cách điều khiển
Xe nâng đẩy tay
Di chuyển bằng sức người đẩy, kéo
Xe nâng tay đi bộ lái
Người điều khiển đi bộ theo xe nâng tay
Xe nâng tay đứng lái
Người điều khiển đứng trên bàn nâng của xe để điều khiển
6
Phân loại theo nguyên liệu
Xe nâng tay cơ khí
Không được trang bị bình nguyên liệu
Xe nâng tay ắc quy
Sử dụng nguyên liệu là bình ắc quy axit – chì
Xe nâng tay pin lithium – ion
Sử dụng pin nguyên liệu Lithium – Ion

1.4 Cấu tạo chung của xe nâng tay là gì

Về cơ bản xe nâng tay có cấu tạo vô cùng đơn giản. Chúng bao gồm bộ phận điều khiển, bộ phận di chuyển và bộ phận nâng hạ. Tùy theo dòng xe nâng tay mà các bộ phận này có cấu tạo và thiết kế riêng biệt, với các dòng xe nây tay điện chúng còn được trang bị thêm động cơ, và pin nhiên liệu. Cụ thể cấu tạo của xe nâng tay bao gồm

Cấu tạo của xe nâng tay là gì
STT Bộ phận chính Các chi tiết Xe nâng tay cơ Xe nâng tay bán tự động Xe nây tay điện tự động
1
Bộ phận nâng hạ
Khung nâng   Khung nâng 1 mét, 2 mét,…, 6 mét Khung nâng 1 mét, 2 mét,…, 6 mét
2 Càng nâng Càng nâng cơ khí Càng tiêu chuẩn Càng tiêu chuẩn
3 Giá nâng không Giá nâng tiêu chuẩn Giá nâng tiêu chuẩn
4 Piston thủy lực không
5 Bộ kích nâng
Nối trực tiếp với tay điều khiển
  không
6 Motor nâng không
7
Bộ phận di chuyển
Bánh xe chịu lực
8 Bánh lái Bánh lái nối với tay điều khiển Bánh lái nối với tay điều khiển Bánh lái lớn di chuyển bằng động cơ
9 Motor di chuyển không không Trang bị motor điện
10
Bộ phận điều khiển
Tay cầm Tay cầm cơ khí Tay cầm cơ khí Tay cầm tran bị hệ thống điều khiển
11 Hệ thống phanh không không Hệ thống phanh, dừng khẩn cấp
12 Hệ thống điều khiển nâng Kích nâng bằng tay Sử dụng mortor nâng sử dụng mortor nâng
13 Hệ thống điều khiển tiến lùi không không
14 Còi cảnh báo không không
15 Màn hình hiển thị không không Có hoặc không
16
Các bộ phân khác
Bàn đứng lái không không Có hoặc không
17 Bình Nguyên liệu không Pin hoặc ắc quy Pin hoặc ắc quy

1.5 Ưu nhược điểm của xe nâng tay là gì?

Xe nâng tay nói chung là dòng xe nâng được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Mỗi năm có hàng trăm nghìn mẫu xe nâng tay được bán ra trên toàn quốc. Trong đó dòng xe nâng tay cơ là dòng xe chiếm ưu thế tuyệt đối về chất lượng. Thế nhưng ưu điểm và nhược điểm của xe nâng tay là gì? Tại sao chúng lại được ưa thích và lựa chọn nhiều đến vậy? Cùng tìm hiểu nhé?

Ưu điểm của xe nâng tay là gì

Xe nâng tay có nhiều ưu điểm vượt trội hơi so với các dòng xe nâng khác trên thị trường. Chúng đặc biệt phù hợp với hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp có hàng hóa tải trọng nhỏ, ít khi phải sử dụng đến xe nâng. Trong những trường hợp này thì không gì có thể thay thế được xe nâng tay, một số ưu điểm của xe nang tay ba gồm:

Linh hoạt: Nói về tính cơ động và linh hoạt sẽ không có bất kỳ một dòng thiết bị nâng hạ nào có thể qua mặt được xe nâng tay. Chúng có khả năng luồn lách qua những không gian nhỏ hẹp nhất phù hợp với mọi lối đi dù là nhỏ nhất

Giá thành rẻ: So với các dòng xe nâng khác thì xe nâng tay có giá thành vô cùng rẻ. Với dòng xe nâng tay cơ giá của chúng chỉ giao động dưới 10tr đồng. Với dòng xe nâng tay tự động giá bán cũng không quá 100tr

Ít hỏng hóc: Các dòng xe nâng tay đều có thiết kế chắc chắn, bền bỉ, ít hỏng hóc. Vì vậy người dùng có thể yên tâm sử dụng mà không phải lo tốn quá nhiều công sức bảo trì, bảo dưỡng

Điều khiển dễ dàng: Nhờ cấu tạo đơn giản, mà các dòng xe nâng tay điện nói chung có thể dễ dàng điều khiển, sử dụng mà không cần chứng chỉ lái xe nâng.

Nhược điểm của xe nâng tay là gì?

Không gian làm việc giới hạn: Xe nâng tay chỉ phù hợp với các không gian làm việc nhỏ hẹp, địa hình bằng phẳng. Với các khu vực làm việc rộng lớn, địa hình gồ ghề, thì xe nâng tay sẽ trở nên kém hiệu quả hơn rất nhiều

Tải trọng nâng thấp: Xe nâng tay thấp chỉ có thể nâng được các loại hàng hóa tải trọng thấp dưới 5 tấn, thiết kế không quá công kềnh. 

Hiệu suất làm việc không cao: Nhìn chung đa số các dòng xe nâng tay đặc biệt là dòng xe nâng tay cơ có hiệu suất làm việc thấp hơn nhiều so với các dòng xe nâng khác

Xe nâng tay điện đứng lái Hangcha

II. Mua xe nâng tay ở đâu

Để có thể lựa chọn cho mình chiếc xe nâng tay ưng ý, đáp ứng tốt các nhu cầu xử dụng bạn cần tìm hiểu thật kỹ nhu cầu. Sau đó tìm kiếm cho mình một đơn vị cung cấp uy tín. Có như vậy bạn mới có thể yên tâm sử dụng

2.1 Tiêu chí lựa chọn xe nâng tay là gì

Có nhiều tiêu chí để lựa chọn xe nâng tay. Trong đó tiêu chí lựa chọn theo nhu cầu, và theo đơn vị cung cấp được ưu tiên hàng đầu. Trước tiên bạn cần xác định chính xác nhu cầu của mình bao gồm: Tải trọng nâng, chiều cao nâng, môi trường làm việc. Sau đó bạn cần xác định loại xe nâng mà mình muốn sở hữu dựa trên tình hình tài chính của bản thân như: Xe nâng tay cơ, xe nâng bán tự động hay xe nâng tự động. Và cuối cùng điều bạn cần xác định đó là đơn vị cung cấp xe nâng tay tuy tín.

Đơn vị cung cấp xe nâng tay uy tín, là đơn vị có đủ tiềm lực tài chính, có hệ thống phân phối, bảo trì, bảo dưỡng, và kho phụ tùng thay thế rộng khắp. Ngoài ra họ cần có quy trình làm việc rõ ràng, chính sách bảo trì bảo dưỡng linh hoạt, có thể hỗ trợ bạn bất cứ khi nào bạn cần.

2.2 Mua xe nâng tay ở đâu.

Sau khi xác định được nhu cầu sử dụng xe nâng tay của mình, bạn cần lựa chọn một đơn vị cung cấp xe nâng tay uy tín. Chúng tôi, xe nâng Thiên Sơn, tự hào là đơn vị cung cấp các dòng xe nâng dầu, xe nâng điện, xe nâng tay nhập khẩu chính hãng hàng đầu tại Việt Nam. Với sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, chỉ sau 3 năm có mặt trên thị trường công ty đã lọt top 2 đơn vị phân phối xe nâng lớn nhất Việt Nam về doanh số. Top 1 Việt Nam về số lượng đầu xe bán ra. Điều đó chứng minh năng lực và niềm tin của khách hàng dành cho chúng tôi.

Xe nâng Thiên Sơn sở hữu hệ thống phân phối, kho phụ tùng và xưởng dịch vụ độc lập phủ khắp 63 tỉnh thành, đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên hùng hậu lên tới hàng trăm người. Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu, mọi dòng xe nâng mà bạn cần việc duy nhất bạn cần làm là nhấc máy lên gọi cho chúng tôi qua hotline: 0869285225 Chúng tối sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn lựa chọn mẫu xe nâng tay ưng ý nhất.

Tiêu chí lựa chọn xe nâng tay là gì
Tiêu chí lựa chọn xe nâng tay là gì

III Cách sử dụng xe nâng tay và một số điều cần lưu ý

Mỗi một chiếc xe nâng đều có những cách điều khiển khác nhau, đồng thời trong quá trình sử dụng bạn cũng có nhiều điều cần lưu ý. Để biết được cách điều khiển, bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng an toàn thông qua hướng dẫn dưới đây:

3.1 Cách sử dụng xe nâng tay

Bước 1: Trước hết người nâng hàng nên xác định vị trí cần dịch chuyển hàng, điều khiển chúng đúng vị trí ban đầu.Tiếp đến, tiến hành xác định các yếu tố liên quan đến chiều cao nâng, bề mặt vị trí nâng, độ thấp cần hạ, xác định các đồ vật xung quanh để đảm bảo độ an toàn.

Bước 2: Tiến hành thao tác chốt phanh: Để nâng hàng hóa lên càng nâng, hãy tiến hành chốt phanh cố định để đảm bảo độ an toàn trong suốt quá trình điều khiển.

Bước 3:Tiến hành nâng hạ sản phẩm: Khi bạn đã tiến hành cố định càng, hãy thực hiện thao tác mở chốt phanh. Hãy sử dụng chân, hay kích tay thủy lực, di chuyển hành hóa đến vị trí cần nâng. Khi đó, hàng hóa được dịch chuyển đến vị trí mà người điều khiển mong muốn. Thao tác cuối cùng, người điều khiển tiến hành bóp xả phanh để hàng hóa được đặt đúng vị trí quy định.

Bước 4: Khi thực hiện xong quá trình nâng hạ hàng, bạn hãy di chuyển xe nâng tay đến vị trí thích hợp, hạ càng nâng sao cho ở trạng thái thấp nhất để bảo quản.

Như vậy là bạn đã biết được những cách điều khiển và sử dụng các xe nâng tay trong quá trình điều khiển dễ dàng. Chúc bạn thành công.

khoang động cơ điện
khoang động cơ điện

3.2. Lưu ý khi sử dụng xe nâng tay là gì

Trong quá trình điều khiển, kể cả những chiếc xe nâng tay thấp hay xe nâng tay cao, bạn cần nắm vững một số lưu ý trong quá trình điều khiển như sau:

  1. Kiểm tra phanh xe, càng xe, trục, bánh trước khi tham gia điều khiển và sử dụng.
  2. Khi thực hiện quá trình điều khiển, không đặt bất kỳ vật dụng gì dưới pallet.
  3. Đảm bảo càng xe được đặt trong vị trí trung tâm .
  4. Nên hạ càng xe nâng xuống nếu không sử dụng để hạn chế quá trình gây tai nạn.
  5. Trong những trường hợp xe nâng bị hỏng bạn hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn, kỹ thuật để kịp thời xử lý. Tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc không mong muốn.

 

Trả lời