Dầu thủy lực là gì, chúng có nguồn gốc từ đâu, cấu tạo của dầu thủy lực bao gồm những thành phần nào, và ứng dụng của chúng trong thực tiễn ra sao? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về chủ đề này xenangthienson sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết và đầy đủ nhất về nó nhé

Nội dung bài viết

I. Dầu thủy lực là gì? Nguồn gốc và cấu tạo

Dầu thủy lực là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của các loại phương tiện, máy móc, thiết bị. Chúng vừa đóng vai trò là chất bôi trơn vừa đóng vai trò là chất làm mát, giúp độ cơ cà các chi tiết hoạt động êm ái, kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa hiện tượng đóng cặn, gỉ sét,… Vậy dầu thủy lực là gì, tại sao chúng lại có vai trò to lớn đến như vậy trong cuộc sống hàng ngày.

1.1 Dầu thủy lực là gì

Dầu thủy lực (Hydraulic oil) là một khái niệm để chỉ các loại dầu nhớt chuyên dụng sử dụng cho các hệ thống thủy lực, ngoài tác dụng bôi trơn, chống ma sát, mài mòn, làm kín bề mặt chúng còn có khả năng truyền tải áp lực và truyền chuyển động bên trong hệ thống thủy lực. Dầu thủy lực được tạo ra bằng công nghệ độc đáo với dầu gốc và các phụ gia tăng cường giúp chúng sở hữu những đặc tính đặc biệt mà những loại dầu nhớt khác không có được.

Dầu thủy lực là một thành phần quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ một hệ thống thủy lực (hydraulic system) nào. Mỗi loại dầu thủy lực khác nhau lại có thành phần, chức năng và phù hợp với các loại bơm thủy lực cũng như môi trường làm việc riêng. Dầu thủy lực có đặc tính linh động, không tạo bọt, lòng nhưng đặc sánh hơn nước, chịu được áp suất lớn và nhiệt độ cao. Vì vậy dầu thủy lực được sử dụng bên trong các nhà máy, phương tiện giao thông, xe nâng hàng, máy nông nghiệp, máy công nghiệp, máy ép, máy cái, máy CNC, máy xây dựng…

Dầu thủy lực là gì
Dầu thủy lực là gì

1.2. Nguồn gốc của dầu thủy lực.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm dầu thuỷ lực là gì, vậy chúng có nguồn gốc từ đâu? Dầu thủy lực được phát minh lần đầu tiên bằng cách chiết xuất dầu mỏ tự nhiên, sau đó bổ sung thêm các loại phụ gia đặc biệt. Đa số dầu thủy lực trên thị trường hiện nay có nguồn gốc từ dầu khoáng, lượng dầu này chiếm khoảng 80% tổng lượng dầu trên toàn thế giới. Thành phần chủ yếu của dầu thủy lực là các loại dầu gốc. Dầu gốc là khái niệm để chỉ các loại dầu với thành phần từ 85->95% thành phần của dầu thủy lực. Dầu gốc hiện nay chủ yếu là dầu khoáng, các loại dầu gốc khác cũng được sử dụng như: Dầu gốc tổng hợp, dầu gốc bán tổng hợp, dầu gốc sinh học,… Dựa theo loại dầu gốc được sử dụng người ta chia dầu nhớt thành 4 loại chính bao gồm

    1. Dầu thủy lực gốc khoáng.
    2. Dầu thủy lực phân hủy sinh học.
    3. Dầu thủy lực chống cháy không pha nước.
    4. Dầu thủy lực chống cháy pha nước.

1.3 Cấu tạo của dầu thủy lực là gì

Như đã chia sẻ ở trên, dầu thủy lực có cấu tạo từ dầu gốc và các chất phụ gia đặc biệt. Mỗi loại dầu thủy lực khác nhau lại có thành phần phụ gia khác nhau. Chúng giúp tạo ra đặc tính kỹ thuật như mong muốn của nhà sản xuất, phục vụ cho nhiều điều kiện làm việc khác nhau. Hiện nay trên thị trường loại dầu thủy lực chống mài mòn là loại đầu được sử dụng nhiều nhất. Các loại dầu khác như dầu thủy lực chống cháy chỉ chiếm 5%. Cấu tạo, hay thành phần của dầu thủy lực cơ bản bao gồm các yếu tố sau:

  1. Dầu gốc: Là các loại dầu khoáng, dầu sinh học, dầu tổng hợp
  2. Chất chống mài mòn: Giúp dầu thủy lực có khả năng bảo vệ các bền mặt tiếp xúc, giảm ma sát, chống mài mòn, giảm nhiệt độ do ma sát tạo ra
  3. Chất chống đông: Sử dụng cho các loại phương tiện, máy móc làm việc ở môi trường có nhiệt độ thấp, giúp dầu luôn ở trạng thái lỏng.
  4. Chất chống oxy hóa: Được thêm vào giúp dầu thủy lực có tuổi thọ bền hơn, không bị biến chấn, giảm cặn lắng dầu thủy lực
  5. Chất chống gỉ: Ngăn chặn quá trình gỉ sét xảy ra tại các bền mặt chi tiết trong quá trình sử dụng
Ứng dụng của dầu thủy lực là gì

1.4 Đặc điểm kỹ thuật cơ bản của dầu thủy lực là gì.

Dầu thủy lực không chỉ có có nhiệm vụ bôi trơn, chúng còn có khả năng truyền tải áp lực bên trong hệ thống. Chúng được thiết kế với nhiều đặc tính kỹ thuật độc đáo. Một số đặc tính kỹ thuật cơ bản của dầu thủy lực bắt buộc phải có bao gồm:

Đặc tính cơ bản của dầu thủy lực là gì?
STT Đặc tính cơ bản
1 Chống ăn mòn
2
Độ nhớt ổn định khi nhiệt độ thay đổi
3 Chống oxi hóa
4 Chống mài mòn
5 Ổn định nhiệt
6 Chống tạo nhũ
7 Chống tạo bọt
8
Điểm đông đặc/độ nhớt phù hợp.

1.5 Phân loại dầu thủy lực

Bạn có thể thấy rằng dầu thuỷ lực được chia thành các loại cơ bản dựa trên dầu gốc bao gồm: Dầu thuỷ lực gốc khoáng, dầu thuỷ lực phân huỷ sinh học, dầu thuỷ lực chống cháy pha nước,… Tuy vậy sẽ rất khó để lựa chọn loại dầu thuỷ lực bạn cần thông qua cách phân loại này. Vì vậy ngoài cách phân loại này chúng ta còn nhiều cách phân loại dầu thuỷ lực khác nhau theo độ nhất, và theo các tiêu chuẩn quốc tế. 

Phân loại dầu thuỷ lực Theo tiêu chuẩn Quốc tế
STT Loại dầu thuỷ lực Mô tả về loại dầu
1 HH
Dầu thuỷ lực có gốc dầu khoáng không phụ gia
2 HL
Dầu thuỷ lực gốc khoáng có bổ sung chất chống gỉ và chất chống oxi hoá
3 HM
Dầu thuỷ lực có dấu khoá có bổ sung chất chống gỉ, chất chống oxi hoá, và chống mài mòn
4 HR
Dầu thuỷ lực gốc khoáng có bổ sung chất chống gỉ, chống oxi hoá và được cải thiện các chỉ số về đột nhớt
5 HV
Dầu thuỷ lực có dấu khoá có bổ sung chất chống gỉ, chất chống oxi hoá, và chống mài mòn, và được cải thiện chỉ osos độ nhớt
6 HG
Dầu thuỷ lực có dấu khoá có bổ sung chất chống gỉ, chất chống oxi hoá, và chống mài mòn, được bổ sung phụ gia chống trượt chảy, chống kẹt
7 HS
Dầu thuỷ lực thông thường không có phụ gia chống cháy đặc biệt
8 HFAE
Dầu thuỷ lực có nước chống cháy, bổ sung thêm 20% khối lượng các chất có thể cháy được
9 HFAS
Dung dịch có khả năng chống cháy của hóa chất pha trong nước. Chúng có tối thiểu 80% khối lượng nước
10 HFB
Là loại nhũ tương chống cháy của nước, được bổ sung trong dầu có chứa tối đa 25% khối lượng các chất có thể cháy được
11 HFC
Dung dịch chống cháy là hợp chất polyme trong nước, chúng có chứa tối thiểu 35% khối lượng nước
12 HFDR
Là Chất lỏng tổng hợp có khả năng chống cháy trên cơ sở este của axit phosphoric.
13 HFDS
Là chất lỏng tổng hợp có khả năng chống cháy trên cơ sở clo-hydrocacon
14 HFDT
Là loại chất lỏng tổng hợpcó khả năng chống cháy trên sơ sở hỗn hợp HFDR và HFDS

Ngoài cách phân loại dầu thuỷ lực kể trên, chúng ta còn nhiều cách phân loại dầu thuỷ lực khác nhau dựa theo tiêu chuẩn hiện hành tại Việt Nam. Dầu thuỷ lực có độ nhớt càng cao thì chỉ số VG của dầu càng lớn. Một số loại dầu thuỷ lực thường được sử dụng nhất là:  N32, N46 và N68 Người ta phân loại dầu thuỷ lực như sau:

Phân loại dầu thuỷ lực
STT Loại dầu thuỷ lực Chỉ số VG
Ứng dụng của dầu nhớt
1 Dầu thuỷ lực 15 15
Sử dụng cho hệ thống trợ lực oto, phanh oto, và các loại xe nâng hàng
2 Dầu thuỷ lực 22 22
Dầu thuỷ lực này sử dụng chính cho ngành hàng không, và các phương tiện bay
3 Dầu thuỷ lực 32 32
Sử dụng chủ yếu cho các loại máy công trình, máy thuỷ lực với công suất nhỏ
4 Dầu thuỷ lực 46 46
Sử dụng cho các loại máy ép, máy nâng hạ với tải trong nâng hoặc lực ép hàng chục tấn
5 Dầu thuỷ lực 68 68
Là loại dầu sử dụng cho các loại máy móc, thiết bị trong ngành xây dựng, bốc dỡ hàng hoá
6 Dầu thuỷ lực 100 100
Là loại dầu thuỷ lực dành cho máy móc có lực ép, lực nâng ở mức siêu tải trọng

II. Vai trò tiêu chuẩn và ứng dụng của dầu thủy Lực là gì

Dầu thuỷ lực có ứng dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt với các loại phương tiện, và ngành công nghiệp nặng, công nghiệp xây dựng. Trước khi tìm hiểu về ựng dụng của dầu thuỷ lực, chúng ta sẽ điểm qua vai trò của chúng đối với các thiết bị, chi tiết máy

2.1 Vai trò của dầu thủy lực là gì

Nhờ đặc tính ưu việt và các phụ gia đi kèm, dầu thuỷ lực không chỉ mang đến khả năng bôi trơn bề mặt, mà còn có khả năng truyền dẫn áp suất, chống xước, chống mài mòn,.. Một số vai trò của dầu thuỷ lực thường thấy như:

  1. Chống ăn mòn và oxi hoá: Dầu thuỷ lực được bổ sung phụ gia chống oxi hoá, khi dầu thuỷ lực được bổ sung vào chi tiết máy, chúng sẽ tạo ra lớp phủ ngăn cách oxi tiếp xúc với các chi tiết máy. Việc này giúp ngăn chặn quá trình oxi hoá, tác nhân chính gân ăn mòn máy móc.
  2. Là chất bôi trơn: Dầu thuỷ lực đóng vai trò là chất bôi trơn tuyệt vời, chính vì vậy mà chúng được gọi là dầu nhớt thuỷ lực. Khi các bề mặt được phủ dầu giúp các chi tiết máy trượt trên nhau một cách dễ dàng, tăng tuổi thọ động cơ.
  3. Truyền tải công suất: Dầu thuỷ lực khác với dầu nhớt chính ở khả năng truyền tải công suất, áp xuất. Chúng được dùng nhiều cho các loại máy nén thuỷ lực, cơ cấu bánh lái, piston thuỷ lực,… Khả năng truyền tải áp suất nhờ khả năng chịu giãn nở, không bị vỡ tinh thể khi chịu áp suất lớn. 
    Làm kín hệ thống: Giống với các loại dầu nhớt khác, dầu thuỷ lực có độ nhớt cao, chúng có tác dụng làm kín hệ thống khi tin thể dầu len lỏi vào các kẽ hở, ngay cả với các khe hở cực nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.
  4. Làm mát hệ thống: Dầu thuỷ lực vừa làm giảm ma sát, từ đó làm giảm nhiệt độ sinh ra giữa các chi tiết máy trong quá trình làm việc. Chúng cũng đóng vai trò là chất hấp thu nhiệt độ, tản nhiệt thông qua hệ thống làm mát.
  5. Làm sạch hệ thống: Vai trò cuối cùng của dầu thuỷ lực là làm sạch hệ thống, đối với các cơ cấu, dầu thuỷ lực cuộn lấy lấy cặn bẩn, với động cơ dầu diesel, động cơ xăng, chúng sẽ cuốn trôi muội than, làm sạch buồn đốt.
Vai trò của dầu thủy lực
Vai trò của dầu thủy lực

2.2 Tiêu chuẩn dầu thuỷ lực

Để đánh giá mức độ sạch của dầu thuỷ lực người ta sử dụng tiêu chuẩn NAS, tiêu chuẩn NAS được đánh giá từ NAS 4, đến NAS 8. Để có thể đánh giá được độ sạch của dầu người ta đưa ra quy trình kiểm định chặt chẽ. Các tiêu chuẩn NAS được thể hiện như sau:

Phân loại dầu thuỷ lực
STT Loại dầu thuỷ lực
Ứng dụng của dầu nhớt
1 NAS 4
Tiêu chuẩn dầu cao nhất với độ sạch cao đảm bảo an toàn cho mọi hệ thống thuỷ lựcDầu rất sạch, đảm bảo cho mọi hệ thống. 
2 NAS 5
Loại dầu thuỷ lực có độ sạch rất cao phù hợp cho các hệ thống thuỷ lực sử dụng van Vanservo hoặc van tỷ lệ
3 NAS 6
Dầu thuy rluwcj tương đối sạch, có thể sử dụng cho các hệ thống thuỷ lực thông thường
4 NAS 7
Loại dầu sử dụng cho ngành công nghiệp chế tạo máy
5 NAS 8
Là loại dầu thuỷ lực cũ, chúng không phù hợp cho các hệ thống thuỷ lực với áp suất cao, và yêu càu độ chính xác

2.3  Những tiêu chí để chọn mua dầu thủy lực chất lượng

Để có thể lựa chọn dầu thuỷ lực chất lượng bạn cần dựa trên các tiêu chí nhất đinh. Theo đó bạn có rất nhiều cách để xác định việc dầu thuỷ lực có chất lượng hay không. Nhưng thông thường tiêu chí hàng đầu để chọn dầu thuỷ lực là dựa vào đơn vị sản xuất và nhà cung cấp uy tín. Bởi lẽ với người dùng thông thường thì việc xác định các tiêu chí là không dễ dàng. Một số tiêu chí bạn có thể tham khảo để chọn mua dầu thuỷ lực là gì?

  1. Chọn mua dầu thuỷ lực dựa trên độ nhớt, động học của dầu
  2. Chọn mua dầu thuỷ lực dựa vào môi trường làm việc của máy móc,
  3. Chọn mua dầu thuỷ lực dựa vào loại máy móc thiết bị vận hành
  4. Chọn mua dầu thuỷ lực dựa trên tiêu chí khả năng chống đông, chống cháy.
  5. Chọn mua dựa trên tiêu chí về giá cả và chí phí.
  6. Thương hiệu sản xuất và nhà cung cấp.
Tiêu chí chọn mua dầu thủy lực là gì

2.4 Mua dầu thuỷ lực chất lượng ở đâu.

Để có thể mua dầu thuỷ lực chất lượng dành riêng cho các loại máy móc, thiết bị, xe nâng hàng bạn có thể liên hệ với kho phụ tùng của công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn. Tự hào là đơn vị phân phối xe nâng hàng đầu tại Việt Nam, với hệ thống kho bãi, chi nhánh phủ sóng toàn quốc. Chúng tôi cung cấp các dòng xe nâng hàng, phụ tùng xe nâng, dầu nhớt, và dầu thuỷ lực chất lượng cao với giá thành tốt nhất. Liên hệ ngay hotline: 0869285225 để được tư vấn tốt nhất

Trả lời