DEM là gì? DET là gì, chúng có điểm nào giống và khác nhau, trong quá trình thực hiện lưu trữ contaier có những điểm nào cần lưu ý để tránh việc phải đóng các chi phí liên quan tới DEM, DET, và Storage. Đây là câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp khi bắt đầu các hoạt động xuất nhập khẩu qua đường cảng biển. Chính vì vậy trong bài viết này Xenangthienson.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết về khái niệm này nhé.

Nội dung bài viết

I. Tổng quan về DEM, DET, và Storage

1.1 DEM là gì?

DEM là gì? DEM là viết tắt của DEMurrage Charge là khái niệm chỉ phí lưu trữ trên mỗi container tại bãi của cảng do các hãng tàu thực hiện thu. Hay nói cách khác DEM là loại phí do các tàu vận chuyển container thu thay cho ban quản lý cảng biển. Sau đó các hãng tàu sẽ đóng lại cho càng theo các thỏa thuận riêng của 2 bên.

Như vậy phí DEM là mức phí do hãng tàu quyết định, chúng có thể thay đổi liên tục theo thời điểm. Hãng tàu sẽ chủ động đưa ra các chính sách về phí lưu trữ dựa trên thời gian, số lượng container lưu trữ. Đôi khi các hãng miễn phí lưu trữ cho khách hàng trong thời gian ngắn. Hiện tại chính sách thu phí DEM của mỗi hãng là khác nhau. Nhưng về cơ bản một số chính sách thu phí được thực hiện như sau:

DEM là gì – Chính sách thu phí DEM với các container
Loại hàng hóa Chính sách thu phí dịch vụ
Thời gian tính phí
Đối với hàng nhập khẩu
Miễn phí dịch vụ DEM với container chở hàng khô 1 ngày – 7 ngày
Miễn phí dịch vụ đối với container chở hàng lạnh 1 ngày – 3 ngày
Phí dịch vụ DEM bắt đầu tính Theo ngày
Phí dịch vụ khác nhau áp dụng cho container với kích thước, chủng loại, và hàng khóa khác nhau Theo ngày
Đối với hàng xuất khẩu
Miễn phí dịch vụ DEM với container chở hàng khô 1 ngày – 7 ngày
Miễn phí dịch vụ đối với container chở hàng lạnh 1 ngày – 3 ngày
Đối với các container sử dụng để xuất khẩu thì thời gian từ 1 đến 7 ngày là thời gian hợp lý giúp khách hàng có thể lưu chữ và chờ xuất hàng. Chính vì vậy khách hàng rất ít khi phải đóng thêm phí dịch vụ lưu trữ cho các đơn hàng loại này.

Phí DEM đối với hàng nhập

Khi tàu cập bến chủ tàu sẽ kết hợp với cảng bốc dỡ hàng hóa từ tàu và lưu trữ chúng tại kho của cảng. Sau đó hãng tàu sẽ có giấy gửi tới doanh nghiệp của bạn yêu cầu đến nhận hàng tại cảng. Trong thời gian quy định nếu như bạn tới lấy hàng thì bạn sẽ không mất phí lưu container tại kho. Nhưng nếu vì 1 lý do nào đó bạn không thể tới lấy container đúng hạn. Lúc này bạn phải đóng phí lưu kho cho các container hàng của mình. Phí lưu kho này được gọi là phí DEM xuất khẩu, phí này được tính trên từng container và theo từng ngày phát sinh.

DEM là gì - DEM đối với hàng nhập khẩu
DEM là gì – DEM đối với hàng nhập khẩu

Phí DEM với hàng xuất.

Đối với các đơn hàng xuất khẩu phí DEM sẽ có đôi chút khác biệt như sau. Khi bạn muốn xuất khẩu hàng hóa nào đó, bạn cần liên hệ trước với các chủ tàu vận chuyển. Lúc này hãng tàu sẽ có thông báo cho bạn về lịch tàu đi, và bạn sẽ có 1 thời gian để chuẩn bị các container tại cảng, sẵn sàng bốc lên tàu. Tại mỗi cảng sẽ có quy định về thời gian mang hàng đã đóng trong container ra cảng trước ngày tàu đi. Thời gian này thường là từ 1 đến 7 ngày đối với hàng khô, và 1 đến 3 ngày đối với hàng lạnh. Nếu bạn mang hàng ra sớm hơn thời thời gian quy định (ví dụ 10 ngày), bạn phải đóng thêm phí lưu kho (3 ngày) đối với các container đến sớm.

Việc đưa ra quy định về phí DEM với hàng xuất nhằm tránh việc các doanh nghiệp mang hàng ra cảng quá sớm gây ra hiện tượng ùn ứ, không đủ chỗ lưu trữ hàng hóa tại cảng.

DEM với hàng nhập khẩu

1.2 Phí DET là gì?

DET là viết tắt của detention charge đây là loại phí lưu thùng container rỗng tại kho của doanh nghiệp bạn và chúng được đóng cho hãng tàu. Tương tự như chi phí dịch vụ DEM, phí DET cũng được các hãng tàu quy định riêng, và miễn phí dịch vụ trong thời gian vài ngày đầu. Sau thời gian miễn phí này phí DET sẽ được tính theo từng ngày, phí dịch vụ phụ thuộc vào loại container, chủng loại, thời điểm,…Kết hợp với khái niệm DET là gì bạn có thể phân biệt được 2 loại này thông qua cách tính, và nơi lưu trữ Container.

Phí DET đối với hàng xuất.

Phí DET đối với hàng xuất được tính từ ngày mà bạn tới lấy container rỗng từ hãng tàu về kho (tại doanh nghiệp) để đóng hàng. Nếu bạn cần lấy Container từ hãng tàu sớm hơn so với quy định thì bạn phải đóng phí DET hàng xuất. Trong trường hợp bạn lấy đúng ngày hoặc muộn hơn thông báo của hãng tàu thì bạn sẽ không phải đóng phần phí DET này.

Ví du: Trên phiếu thông báo booking ETD 12/06/2022, Closing time là 10h ngày 12/06/2022. Khách hàng được phép đến lấy container rỗng từ hãng tàu trước 7 ngày tàu chạy. Lúc này bạn sẽ được miễn phí hoàn toàn phí ETD nếu bạn tới lấy container rỗng trong khoảng từ ngày 03/06/2022 đến ngày 12/06/2022. Trong trường hợp bạn có nhiều hàng hóa hơn, và bạn cần thời gian đóng hàng dài hơn, lúc này bạn tới lấy container rỗng trước ngày 03/06/2022 thì bạn phải đóng thêm phí DET cho hãng tàu.

DET đối với hàng Xuất

Phí DET đối với hàng nhập.

Phí DET với hàng nhập được tính từ ngày bạn tới lấy container hàng từ kho lưu trữ của cảng về kho của công ty, cho tới khi bạn tiến hành hoàn trả contaier rỗng cho hãng tàu. Tương tự với hàng xuất, hãng tàu sẽ cho phép bạn được lưu trữ container tại kho của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định mà không phải đóng phí DET. Sau thời gian miễn phí, mỗi ngày phát sinh thêm bạn phải đóng 1 khoảng tiền phí, phí này được gọi là phí DET với hàng nhập

Ví dụ: Bạn nhận được thông báo từ hãng tàu  về việc tàu cập bến ngày 12/06/2022. Trong đó miễn phí DEM (lưu container tại kho của cảng) 5 ngày, và miễn phí DET (lưu container tại kho của bạn) 7 ngày. Nếu bạn lấy contaier từ cảng trong ngày 15/06 bạn được miễn phí dịch vụ DEM. Ngay lập tức thời gian DET được tính, bạn sẽ có 7 ngày miễn phí, tính từ ngày 15/6. Sau ngày 22/06 nếu bạn vẫn chưa hoàn trả lại container lại cho hãng tàu thì bạn phải đóng phía DET phát sinh.

DET với hàng nhập khẩu
DET với hàng nhập khẩu

1.3  Storage là gì?

Đây là loại phí đặc biệt và dễ gây nhầm lẫn với phí DEM. Về mặt bản chất đó vẫn là phí lưu container tại kho của cảng. Nhưng thay vì bạn phải thanh toán phí này cho hãng tàu thì bạn sẽ thanh toán trực tiếp cho cảng. Phí Storage là loại phí được tách ra trực tiếp từ phí DEM, tức là khi lưu container tại cảng, bạn cũng sẽ được miễn phí lưu kho trong thời gian quy định. Sau thời gian này bạn sẽ đóng phí trực tiếp cho cảng mà không thông qua hãng tàu. Chính vì việc phí Storage bao gồm phần miễn phí DEM và phí dịch vụ trực tiếp nên phần phí này rất dễ dây ra hiểm lầm.

II. Những lưu ý về DEM, DET, và Storage

Trong quá trình làm việc với các tàu hàng và bến cảng bạn cần lưu ý rất nhiều vấn đề. Trong đó các loại phí lưu kho như DEM, DET và Storage cũng không ngoại lệ. Vậy có những lưu ý nào bạn cần phải nhớ để tránh mất tiền oan và không bị bỡ ngỡ cùng tìm hiểu nhé.

2.1 Những điểm cần biết về DEM, DET, 

Thời gian miễn phí dịch vụ: Bạn phải lưu ý rằng những ngày miễn phí dịch vụ lưu container tại kho bao gồm cả ngày nghỉ, ngành lễ và bao gồm cả ngày bạn tới lấy hàng. Chính vì vậy bạn cần cân nhắc và tình toán thật kỹ trong việc lấy hàng và bốc dỡ hàng hóa.

Thời gian miễn phí dịch vụ là không cố định: Một cách chung nhất thì dịch vụ lưu kho sẽ dao động trong khoảng từ 1 đến 7 ngày tùy vào loại mặt hàng. Tuy vậy trong những trường hợp đặc biệt, nếu bạn có quan hệ tốt với chủ tàu, hoặc cảng biển, có thể số ngày này sẽ được gia hạn thêm mà bạn khôn gphari mất phí.

Phí dịch vụ không cố định: Như đã chia sẻ ở trên, với cả 3 loại phí DEM, DET, Storage đều không cố định, chúng phụ thuộc vào loại hàng, kích cỡ container, và được quy định bởi từng hãng tàu.

Đóng hàng tại bãi không phải chịu phí DET: Nếu bạn không kéo container về kho bãi của công ty, thì bạn không phải chịu khoản phí này.

DEM, DET là gì
DEM, DET là gì

2.2 Những vấn đề thường phát sinh liên quan đến DEM, DET và Storage

Trong quá trình làm thủ tục nhập, xuất hàng hóa, có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh. Để đảm bảo quyền lợi và hàng hóa của bạn được vận chuyển một cách thuận lợi, bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng về mọi mặt. Dưới đây là một số vấn đề có thể phát sinh khi bạn làm thủ tục lưu container tại kho.

  1. Sai chứng từ: Đây là lỗi phổ biến khiến bạn phải chịu thêm rất nhiều chi phí DEM, DET. Thông thường lỗi sai chứng từ thường đến từ việc sai thông tin hàng hóa, địa chỉ tàu bè, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất nhập khẩu. Khi xảy ra sai sót bạn cần sửa và chờ duyệt, việc này khiến thời gian lưu kho tăng lên, tăng chi phí lưu trữ DEM, DET.
  2. Nhận chứng từ trễ: Việc này có thể xảy ra khi các loại giấy tờ thông quan, vận đơn,… không được gửi tới doanh nghiệp kịp lúc, làm cho doanh nghiệp không đủ thời gian chuẩn bị nhân lực và thiết bị để thực hiện bốc dỡ hàng hóa.
  3. Mất chứng từ: Lỗi mất chứng từ sẽ khá phiền phức, thời gian xử lý đơn hàng sẽ lâu hơn rất nhiều. Việc này làm thời gian lưu kho tăng lên, bạn phải chịu khoảng phí DEM, DET không hề nhỏ.
  4. Giải phóng hàn hóa chậm: Với phí dịch vụ DET phí phát sinh thường đến từ các container hàng nhập. Nếu doanh nghiệp chuẩn bị không kỹ về kho bãi, nhân sự, máy móc, xe nâng gắp hàng sẽ làm cho tiến độ bốc dỡ hàng hóa chậm hơn dự kiến. Thời gian trả thùng container chậm hơn khiến bạn phải chịu phí DET
Xe nâng gắp container có nhiều ưu và nhược điểm
Xe nâng gắp container có nhiều ưu và nhược điểm

2.3 Làm sao để bốc dỡ hàng hóa nhanh hơn.

Như vậy chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về DEM là gì, DET là gì qua đó bạn có thể thấy rằng, việc đóng gói, bốc dỡ hàng hóa là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy để có thể bốc dỡ hàng hóa một cách nhanh chóng, bạn cần có các công cụ hỗ trợ đắc lực. Ngoài việc có quy trình vận hành, xử lý đơn hàng, nhân sự tốt, việc trang bị các loại thiết bị nâng hạ sẽ giúp xử lý hàng hóa nhanh chóng, chính xác, và giảm thiểu chi phí hơn. Liên hệ ngay Hotline: 0869285225 Để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. 

Xe nâng Thiên Sơn là đơn vị cung cấp các dòng xe nâng chuyên dụng, được nhập khẩu nguyên chiếc từ tập đoàn Hangcha (tập đoàn xe nâng số 1 Trung quốc). Chúng tôi có hệ thống chi nhánh, kho bãi, xưởng dịch vụ, phụ tùng phủ sóng toàn quốc. Tự tin là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp toàn diện về nâng hạ hàng hóa. Xe nâng Thiên Sơn mang tới quý khách hàng những dòng sản phẩm tốt, chất lượng vượt trội, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như: Xe nâng tay điện (pallet truck, pallet stacker, reach truck), xe nâng điện (từ 1 tấn đến 8 tấn), Xe nâng kho lạnh, xe nâng dầu (1 tấn – 50 tấn), cho tới các dòng xe chui container,…Với chính sách bán hàng và bảo hành dài hạn lên tới 2 năm, bạn có thể yên tâm chọn mua các dòng xe nâng của chúng tôi để đảm bảo hoạt động cho doanh nghiệp của mình. 

Trả lời