Logistics được ví như “lối đi mới”, là giải pháp tối ưu cho nhu cầu sản xuất cũng như phân phối sản phẩm, hàng hoá đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Vậy cụ thể logistics là gì? Bài viết dưới đây là cung cấp thông tin tổng quan về dịch vụ logistics cũng như ngành học này. Nếu đang tìm kiếm thông tin liên quan thì bạn nên tham khảo.

Nội dung bài viết

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ LOGISTICS LÀ GÌ?

Thuật ngữ Logistics hiện đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thế nhưng thực chất khái niệm logistics là gì? Dịch vụ logistics là gì? Những đặc điểm nổi bật của dịch vụ trên là gì? Ngành học cũng như những công việc liên quan ra sao? Dưới đây là cập nhật một số thông tin tổng quan cơ bản mà bạn có thể tham khảo:

1. Logistics là gì?

Logistics là một trong những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ chúng. Vậy cụ thể logistics là gì? Hiện nay vẫn chưa có một từ tiếng Việt nào thay thế được “logistic”. Trước tiên, cần xét về cội nguồn của thuật ngữ này. Thực chất, cội nguồn của logistics là gì? Theo đó, Supply chain chính là cội nguồn của lĩnh vực này.

Chúng là mạng lưới liên kết các công ty cùng hợp tác với nhau liên quan đến lĩnh vực hậu cần như hoạch định, kiểm soát, sắp xếp hàng hoá, đóng gói, làm thủ tục hải quan, dự trữ hàng hoá, vận chuyển,… Tuy nhiên, Supply chain là mạng lưới liên kết còn Logistics chỉ là một hoạt động trong phạm vi của một công ty nhất định. Hiện nay, khái niệm logistics cũng vô cùng đa dạng. Dưới đây là một số cách hiểu về thuật ngữ logistics là gì mà bạn có thể tham khảo:

Theo định nghĩa của pháp luật Việt Nam: Điều 233 trong Luật Thương mại năm 2005 của nước ta có định nghĩa: ” Dịch vụ logistic là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân, tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: Hoạt động nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Đồng thời, dịch vụ logistics được phiên âm Tiếng Việt là lô – gi – stíc.”

Thuật ngữ Logistics có nhiều định nghĩa
Thuật ngữ Logistics có nhiều định nghĩa

Bên cạnh đó, thuật ngữ logistics là gì còn được các tổ chức Quốc tế định nghĩa như sau:

Theo Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ (Council of Logistics Management – Viết tắt CLM): Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, lập kế hoạch để thực hiện, kiểm soát một cách có hiệu quả chi phí lưu thông, dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu, hàng hoá, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu đầu tiên (mua sắm) đến điểm tiêu dùng cuối cùng, phục vụ và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng.

Tuỳ theo mỗi khía cạnh mà có thể đưa ra khái niệm logistics là gì khác nhau. Trong đó, nếu xét ở khía cạnh cung ứng trong thương mại thì logistics lại là một bộ phận giúp cấu thành chuỗi cung ứng trên thị trường. Dịch vụ này liên quan đến việc lên kế hoạch cũng như kiểm soát hiệu quả của việc cung ứng, cụ thể từ điểm sản xuất cho đến điểm tiêu thụ hàng hoá theo nhu cầu thực tế của khách hàng trên thị trường.

Nếu nhìn dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng thì thuật ngữ logistics lại được hiểu là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên hoặc yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, logistic là gì? Đây còn là khái niệm được hiểu là dịch vụ hậu cần, là việc quản trị một phần chuỗi cung ứng bao gồm lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các công việc theo quy trình cụ thể, điển hình như đóng gói, vận chuyển, sắp xếp hàng hoá, làm thủ tục hải quan hay thậm chí là cả dự trữ hàng hoá,…

2. Ý nghĩa của Logistics là gì?

Logistics hiện đang đóng vai trò quan trọng trong mọi nền kinh tế. Chúng không chỉ là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp cung ứng hàng hoá với khách hàng/người tiêu dùng mà còn giúp nền kinh tế được vận hành theo đúng quy luật ổn định, bền vững, phát triển. Có thể hiểu đơn giản, nếu như hàng hoá, sản phẩm được thiết kế đẹp mắt, tính thẩm mỹ cao, chất lượng tốt, các doanh nghiệp tập trung đầu tư để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nhưng sản phẩm không đến đúng nơi, đúng lúc thì cũng sẽ thất bại. Đây chính là ý nghĩa của logistics.

Ngoài ra, theo định nghĩa về logistics được cập nhật phía trên thì chúng là một phần và nằm trong chuỗi quản trị cung ứng. Vì vậy, quá trình thu mua, vận chuyển, lưu trữ nguyên vật liệu đến đưa vào sử dụng càng hiệu quả thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp càng được nâng cao, từ đó lợi nhuận thu được thông qua quá trình cung ứng hàng hoá cũng theo đó mà gia tăng.

Không những vậy, logistics còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Nếu hàng hoá đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng chúng được vận chuyển không đúng hạn khiến khách hàng không hài lòng sẽ tác động tiêu cực, làm giảm uy tín của doanh nghiệp cung ứng. Đồng thời, chúng còn ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của bất cứ doanh nghiệp cung ứng sản phẩm nào. Như vậy, dịch vụ logistics là gì có ý nghĩa vô cùng quan trọng và lớn lao.

Logistics có ý nghĩa quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng

3. Phân loại dịch vụ Logistic

Dịch vụ logistics hiện nay bao gồm nhiều hoạt động. Theo pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể trong Điều 3, Nghị định 163/2017/NĐ-CP đã quy định, Logistics được phân thành nhiều loại hình dịch vụ, cụ thể như sau:

  • Dịch vụ kho bãi (Thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải).
  • Dịch vụ kho bãi container (Thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển).
  •  Dịch vụ xếp dỡ container (Trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay).
  • Dịch vụ chuyển phát.
  • Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
  • Dịch vụ đại lý làm thủ tục tại hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
  • Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, bán lẻ (Bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng).
  • Các dịch vụ khác: Kiểm tra vận đơn, môi giới vận tải hàng hoá, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng hàng hoá, kiểm định hàng hoá, nhận và chấp nhận hàng, dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải,….
Logistics là gì? Có những loại hình nào đang được quan tâm
Logistics là gì? Có những loại hình nào đang được quan tâm

Bên cạnh đó, logistics còn bao gồm các dịch vụ liên quan đến vận tải, bao gồm: dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển, vận tải đường thuỷ nội địa, dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường hàng không và dịch vụ vận tải hàng hoá đa phương thức. Ngoài ra, các dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật, hỗ trợ vận tải khác. Đặc biệt, các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại khi hoạt động trong nền kinh tế.

Như vậy, logistics là gì chính là khái niệm vô cùng đa dạng, bao gồm hàng loạt các dịch vụ cụ thể khác nhau. Mỗi lĩnh vực đều có những đặc điểm nhất định và quy trình làm việc khác nhau. Tuỳ thuộc vào loại dịch vụ logistics cụ thể mà chuỗi cung ứng cũng có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên, tất cả đều phải tuân thủ pháp luật trong nước và quốc tế, điển hình là Luật thương mại.

4. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Mối quan hệ giữa logistics và chuỗi cung ứng là vô cùng khăng khít. Theo như thông tin được cập nhật phía trên thì logistics là bộ phận cấu thành trong chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Bởi vậy, chúng đóng vai trò quan trọng. Đồng thời, logistics và quản lý chuỗi cung ứng tác động hỗ trợ nhau tạo nên chu trình hoàn chỉnh, đảm bảo từ điểm đầu trong khâu sản xuất, cung ứng hàng hoá cho đến nhu cầu của khách hàng.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS LÀ GÌ?

Nếu quan tâm đến ngành logistics thì chắc hẳn những đặc điểm của dịch vụ này là những thông tin vô cùng quan trọng mà nhiều người đang tìm kiếm. Dưới đây là đặc điểm về chủ thể, tính chất cũng như nội dung của dịch vụ logistics.

1. Chủ thể Logistics là gì?

Chủ thể hay chính là người tham gia vào dịch vụ logistics. Vậy đặc điểm của chủ thể logistics là gì? Theo quy định, dịch vụ logistics cần được thực hiện bởi thương nhân chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ những điều kiện, yêu cầu về phương tiện, thiết bị, các công cụ đảm bảo kỹ thuật, an toàn,… Như vậy, thương nhân (hay chính là chủ thể logistics) đảm nhận một, một phần hoặc toàn bộ các công đoạn trong logistics – quản trị chuỗi cung ứng.

Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể xây dụng chuỗi cung ứng nếu đảm bảo những tiêu chuẩn về hệ thống nguồn lực, công nghệ,… cùng yêu cầu kỹ thuật tương ứng. Thương nhân cũng bao gồm nhiều trường loại như: người điều hành, quản lý chuỗi, người được thuê và tham gia vào một trong những công đoạn của chuỗi cung ứng. Thậm chí, trong một số trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ logistics cũng có thể là thương nhân hoặc không phải thương nhân. Họ có thể sở hữu hoặc không phải chủ sở hữu của hàng hoá,…

Đặc điểm chủ thể logistic là gì đang là câu hỏi của nhiều người

2. Nội dung của dịch vụ Logistics là gì?

Với các dịch vụ cơ bản như đóng gói hàng hoá, giao nhận, lưu trữ, kho bãi,… thì logistics lại ở một tầm cao mới. Dịch vụ logistics không mang tính chất đơn lẻ mà chúng là chuỗi liên hoàn. Trong đó, các thương nhân (chủ thể logistics) sẽ cung cấp các dịch vụ riêng lẻ như đóng gói hàng hoá, làm thủ tục thuê tàu chở hàng, hải quan, mã ký hiệu hàng hoá,…  Đồng thời, thương nhân sẽ cung cấp trọn gói các dịch vụ từ sản xuất đến khâu cuối cùng là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Như vậy, dịch vụ logistics hiện nay là dịch vụ mang tính chất quá trình và thực hiện theo chuỗi. Đây cũng chính là lý do vì sao logistics và chuỗi quản trị cung ứng luôn song hành với nhau, có quan hệ mật thiết. Logistics chính là một phần của chuỗi cung ứng và các khâu trong chuỗi được thương nhân lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, tính toán chi tiết để hàng hoá, sản phẩm được dịch chuyển liên tục, vừa tiết kiệm thời gian lại tối ưu chi phí vận chuyển.

3. Tính chất dịch vụ Logistics là gì?

Hiện nay, logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động bổ trợ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do thương nhân thực hiện để hưởng khoản thù lao nhất định. Logistics có thể hỗ trợ một hoặc toàn bộ các khâu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp từ chuẩn bị nguyên liệu đến sản xuất và đưa hàng hoá phân phối ra thị trường, cuối cùng tới tay người tiêu dùng. Như vậy, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics không chỉ nhằm mục đích đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng mà còn hạn chế rủi ro và tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư.

Như vậy, ngành logistics đang ngày càng phát triển. Đồng thời, tại các quốc gia có lượng nhân công dồi dào, giá rẻ thì việc thương nhân đầu tư, kinh doanh ngành này càng tận dụng được thế mạnh có sẵn, đảm bảo khối lượng công việc trong chuỗi cung ứng hàng hoá mà vẫn thu được lợi nhuận cao nhất. 

III. CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH HỌC LOGISTIC TẠI VIỆT NAM

Học Logistics là gì? Nên học tại trường nào? Những vị trí công việc liên quan đến logistics là gì? Đây là những câu hỏi đang khiến nhiều người thắc mắc. Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi thường gặp:

1. Học logistics là gì?

Theo đó, học Logistics có thể chia thành 3 mảng chính là kho bãi, vận chuyển và giao nhận với những đặc trưng cụ thể. Người học sẽ nắm rõ được những công việc liên quan, những kiến thức, chu trình vận hành, quản trị chuỗi cung ứng hàng hoá, vận chuyển, lưu trữ,.. Đồng thời, thông qua chương trình học thì học viên sẽ nắm rõ được những nội dung, tính chất, chủ thể và đặc điểm, cách vận hành ngành này,…

Học Logistics giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp

2. Trường học nào đào tạo ngành logistics tại Việt Nam?

Hiện tại, hệ thống trường đào tạo ngành Logistics tại Việt Nam cũng khá đa dạng, điển hình như: Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học RMIT, Đại học giao thông vận tải, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Tôn Đức Thắng, Cao đẳng Kinh tế đối ngoại,… Ngoài ra, với một số sinh viên học trái ngành có nhu cầu làm việc trong ngành logistics thì hoàn toàn có thể tham gia các khoá học tại một số trung tâm uy tín,…

3. Kỹ năng cần có trong ngành logistics là gì?

Để làm việc trong ngành này, bạn cần có những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cụ thể. Trong đó, một số kỹ năng làm việc trong ngành Logistics phải kể đến như: Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, khả năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng nhìn nhận và đánh giá tổng thể, trung thực, khả năng làm việc nhóm và cá nhân, thích ứng nhanh, chịu được áp lực trong công việc, kỹ năng đàm phán,…

4. Các vị trí công việc nào phổ biến trong ngành logistics?

Hiện tại, nhu cầu tuyển dụng việc làm trong ngành dịch vụ logistics cũng ngày càng tăng cao. Nếu đang tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp từ ngành logistics thì dưới đây là điểm danh một số vị trí làm việc nổi bật trong ngành Logistic:

  • Nhân viên kinh doanh (Sale)
  • Nhân viên vận hành kho hàng
  • Chuyên viên định tuyến
  • Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng
  • Nhân viên vận chuyển
  • Nhân viên hải quan
  • Nhân viên hiện trường
  • Quản lý dự án logistics
  • Chuyên viên hải quan
  • Chuyên viên thanh toán quốc tế
  • Chuyên viên thu mua, giao nhận
  • Nhân viên cảng
  • Điều phối viên vận tải
  • Chuyên viên lên kế hoạch và phân tích dữ liệu
  • Nhân viên/chuyên viên xuất nhập khẩu
  • vv…
Việc làm trong ngành logistics là gì luôn là câu hỏi của nhiều người
Việc làm trong ngành logistics là gì luôn là câu hỏi của nhiều người

5. Các công cụ, thiết bị hỗ trợ trong ngành logistics là gì?

Trong ngành dịch vụ logistics thì khâu đóng gói, sắp xếp và vận chuyển hàng hoá đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc tìm đến những công cụ, thiết bị công nghiệp hỗ trợ là rất cần thiết. Tróng số đó, xe nâng hàng được các doanh nghiệp trong ngành logistics vô cùng ưa chuộng. Xe nâng hàng không chỉ giúp hỗ trợ nâng hạ, vận chuyển, sắp xếp hàng hoá khối lượng lớn mà còn đẩy nhanh tốc độ, hiệu suất công việc, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí nhân công và tạo sự chuyên nghiệp hoá.

Tại Việt Nam có nhiều địa chỉ phân phối xe nâng đến từ các hãng khác nhau. Trong đó, xe nâng Hangcha hiện đang được phân phối bởi Công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn là lựa chọn ưu tiên của hàng loạt doanh nghiệp trong ngành logistics. Xe nâng Hangcha đa dạng tải trọng, chất lượng cao với chế độ bảo hành và giá cả tốt nhất. Đây cũng là thương hiệu xe nâng có kinh nghiệm hơn 60 năm trong lĩnh vực này.

Xe nâng hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành logistics

Trong khi đó, Công ty Thiên Sơn lại là địa chỉ phân phối chính hãng xe Hangcha tại Việt Nam. Các dòng xe nâng mà Thiên Sơn phân phối không chỉ đa dạng về mẫu mã, tải trọng mà còn đảm bảo chất lượng cao với mức giá tốt nhất. Đặc biệt, Thiên Sơn quy tụ đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ xử lý mọi yêu cầu của khách hàng chỉ trong vòng 24 giờ. Thiên Sơn đang là đối tác tin cậy của VinFast, Miwon, Hoà Phát, ViFon,… cùng nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước, ngoài nước. 

Phía trên là những thông tin giải đáp logistics là gì? Đặc điểm cũng như ngành học, công việc liên quan đến logistics. Nếu có nhu cầu tìm kiếm xe nâng điện, xe nâng dầu,… trong ngành logistics thì Hangcha – Thiên Sơn chính là lựa chọn tối ưu. Quý khách vui lòng liên hệ hotline 0869285225 để được đội ngũ chuyên viên của Thiên Sơn hỗ trợ tốt nhất.