Phanh tang trống là gì? Vì sao chúng được sử dụng phổ biến trên nhiều loại phương tiện cơ giới. Quý khách hàng hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của phanh tang trống và so sánh với phanh đĩa trong bài viết dưới đây.

1. Phanh tang trống là gì? Phân loại phanh tang trống

1.1 Phanh tang trống là gì?

Phanh tang trống (hay còn được gọi là phanh guốc, phanh đùm) là một bộ phận cơ khí được trang bị trên các loại phương tiện cơ giới, có nhiệm vụ hãm tốc độ và dừng xe. Loại phanh này giúp người điều khiển kiểm soát tốc độ di chuyển và dừng lại kịp thờ trong những trường hợp khẩn cấp.

phanh tang trống là gì
Chủ đề “Phanh tang trống là gì” được nhiều khách hàng quan tâm

Điểm đặc biệt của phanh tang trống là chúng được trang bị lớp lót phanh (chế tạo từ vật liệu ma sát chuyên dụng). Nhờ đó, ma sát được tạo ra bằng cách nhấn các lớp lót phanh vào bề mặt bên trong của trống phanh và chuyển đổi động năng thành nhiệt năng giúp lực phanh tốt hơn.

1.2 Phân loại phanh tang trống

Dựa vào mục đích guốc dẫn và kéo, có thể chia phanh tang trống thành 4 loại phổ biến: Phanh tang trống loại dẫn và kéo; phanh tang trống loại hai guốc dẫn; phanh tang trống loại một trợ động và phanh tang trống loại hai trợ động. Đặc điểm cụ thể của mỗi loại phanh tang trống là gì?

  • Phanh tang trống loại dẫn và kéo: Loại phanh này có xi lanh bánh xe và neo cố định.
  • Phanh tang trống loại hai guốc dẫn: Loại phanh này có 2 bánh xi lanh cố định, được liên kết thông qua một bộ điều chỉnh để tạo áp lực phanh lớn. Nhờ đó mà phanh loại hai guốc dẫn khá nhạy và hiệu quả phanh cao.
  • Phanh tang trống loại một trợ động: Loại phanh này có cấu trúc bao gồm xi lanh bánh xe cố định, xi lanh điều chỉnh và một trợ động.
  • Phanh tang trống loại hai trợ động: Loại phanh này được cấu tạo bởi xi lanh bánh xe cố định, xi lanh điều chỉnh và hai trợ động.
Một số loại phanh tang trống phổ biến

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh tang trống

Bên cạnh việc tìm hiểu về phanh tang trống là gì thì việc hiểu được cơ cấu và nguyên lý hoạt động của phanh tang trống giúp chủ xe chủ động hơn trong việc sử dụng, chăm sóc và bảo dưỡng xe. Dưới đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh tang trống.

2.1 Cấu tạo của phanh tang trống

Phanh tang trống được cấu tạo bởi các bộ phận: Trống phanh, má phanh, guốc phanh, mâm phanh và một số bộ phận truyền lực khác. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trên phanh tang trống là gì? Hãy cùng tìm hiểu:

  • Trống phanh: Phần trống phanh có cấu tạo dạng hộp rỗng và được cố định với trục dẫn động. Mặt trong của trống phanh thường được làm bằng kim loại và có bề mặt nhám nhằm tăng hiệu quả của phanh.
  • Guốc phanh: Guốc phanh được chế tạo từ vật liệu thép không gỉ và được phủ một lớp chất liệu có khả năng chịu ma sát tốt lên trên bề mặt. Guốc phanh hoạt động nhờ vào piston thủy lực hay dây cáp bằng cách tạo lực bung nhất định ép guốc phanh vào trống phanh.
  • Má phanh: Má phanh của phanh tang trống là gì? Đây là bộ phận giữ nhiệm vụ ép chặt vào trống phanh để khiến bánh xe giảm tốc độ hoặc ngừng quay. Má phanh thường được làm từ nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ và khả năng tản nhiệt tốt. Chúng được dán hoặc vít cố định lên guốc phanh và sẽ mòn dần theo thời gian sử dụng.
  • Mâm phanh: Mâm phanh được gắn vào trục bánh xe thông qua các bulong. Trên mâm phanh có các lỗ và vấu lồi để gắn xi lanh thủy lực, lò xo giữ guốc phanh và cáp phanh tay.
  • Một số bộ phận truyền lực của phanh tang trống có thể kể đến như: piston, xi lanh phanh, cuppen, lò xo hồi vị,… Trong đó, piston được kết nối với guốc phanh làm nhiệm vụ đẩy má phanh và ép vào trống phanh để giảm tốc hoặc giúp xe dừng hẳn. Lò xo hồi vị giúp piston có thể dịch chuyển về vị trí ban đầu khi người điều khiển nhả phanh.
Cấu tạo của phanh tang trống
Cấu tạo của phanh tang trống

2.2 Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống là gì?

Nguyên lý vận hành của phanh tang trống khá phức tạp. Trong hệ thống phanh có nhiều guốc phanh khác nhau và mỗi guốc phanh sẽ được cố định một cách chắc chắn và tiếp xúc với đầu piston thủy lực. Nhờ đó, khi người lái đạp phanh, dầu thủy lực sẽ được đưa đến xi lanh phanh, đẩy piston và sinh ra lực làm cho má phanh ép chặt vào mặt trong của trống phanh. Khi đó chiều của đầu cố định cũng như chiều của đầu dịch chuyển sẽ trùng khớp với chiều chuyển động của tang trống. Điều này giúp giảm lực ép vào má phanh, giúp kéo dài tuổi thọ cho má phanh.

Cơ chế vận hành của phanh tang trống là gì khi nhả phanh? Khi nhả phanh, lò xo hồi vị sẽ kéo guốc phanh trở về vị trí ban đầu. Khi đó, guốc phanh tách rời so với trống phanh nên bánh xe có thể di chuyển bình thường.

Trên thực tế, trong trường hợp má phanh bị mòn, guốc phanh phải đi một quãng đường xe hơn để tiếp xúc với trống phanh khiến độ trễ phanh hay thời gian phanh xe trở nên lâu hơn, lái xe phải đạp chân phanh sâu hơn. Khi khoảng cách giữa má phanh và trống phanh tiến đến một giới hạn nhất định thì cơ cấu tự điều chỉnh của phanh tang trống sẽ đẩy guốc phanh tới gần trống phanh hơn.

3. Sự khác biệt giữa phanh tang trống và phanh đĩa là gì?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề sự khác biệt giữa phanh đĩa và phanh tang trống là gì, hãy cùng tìm hiểu sơ qua về phanh đĩa. Phanh đĩa hay còn gọi là phanh dầu, có tên tiếng Anh là Disc Brake. Chúng được sử dụng phổ biến ở hầu hết các dòng xe hiện nay với cơ chế hoạt động dựa trên lực ép từ hệ thống thủy lực làm cho má phanh ép chặt vào đĩa phanh.

Sự khác biệt giữa phanh đĩa và phanh tang trống là gì?

Nhờ vào cấu tạo và cơ chế hoạt động khác nhau nên giữa phanh đĩa và phanh tang trống có những điểm khác biệt rõ rệt. Để tiện cho quý khách hàng theo dõi, chúng tôi đã tổng hợp thành bảng so sánh sau đây:

Tiêu chí so sánh
Phanh tang trống
Phanh đĩa
Tính ứng dụng
Ứng dụng của phanh tang trống là gì trong đời sống? Thông thường, chúng được trang bị trên phân khúc phương tiện cơ giới có giá tầm trung, các loại xe khách, xe tải, xe bán tải, xe nâng hàng,…
Được ứng dụng phổ biến trên hầu hết các loại phương tiện cơ giới và các phân khúc xe, nhất là các dòng xe thể thao và xe cao cấp nhờ ưu điểm hiệu suất tốt và tính thẩm mỹ cao.
Nguyên lý hoạt động
Khi người điều khiển xe tiến hành đạp hoặc bóp phanh, hệ thống dây và phanh sẽ tác động đến piston đẩy má phanh ép chặt vào trống phanh, khiến trống phanh đang quay dần dừng lại. Từ đó, lực cản tác động lên bánh xe giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng hẳn.
Khi người điều khiển tiến hành bóp hoặc đạp phanh, dầu thủy lực trong xi lanh sẽ tác động một lực ép nhất định khiến cho ngàm phanh ngậm lại. Lúc này, má phanh kẹp chặt đĩa phanh khiến xe giảm tốc độ hoặc dừng hẳn tùy theo lực tác động
Cấu tạo
Gồm hai bộ phận chính là guốc phanh và trống phanh. Trong đó guốc phanh có nhiệm vụ nhận lực tác động từ piston để ép chặt vào trống phanh khiến bánh xe giảm tốc độ quay hoặc dừng hẳn.
Phanh đĩa được cấu tạo bởi một đĩa phanh gắn cố định trên phần trục quay và chuyển động cùng với bánh xe. Để phanh xe lại, má phanh có nhiệm vụ kẹp chặt đĩa phanh khiến bánh xe ngừng quay.
Ưu điểm
  • Phanh tang trống có giá thành rẻ hơn so với phanh đĩa. Với cấu tạo khá đơn giảng, loại phanh này có chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế không cao.
  • Phanh tang trống với thiết kế kín, có khả năng chống lại những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường như bị mài mòn hay gỉ sét.
  • Phanh tang trống cung cấp lực phanh mạnh hơn nhiều so với phanh đĩa có cùng đường kính.
  • Phanh tang trống có khả năng tự cung cấp năng lượng tích hợp nên đòi hỏi ít lực đầu vào hơn (như áp suất thủy lực)
  • Trống phanh được chế tạo từ vật liệu chuyên dụng có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt nên ít đòi hỏi bảo trì, bảo dưỡng.

Ưu điểm của phanh đĩa so với phanh tang trống là gì?

  • Phanh đĩa được sản xuất từ chất liệu có độ bền cao giúp má phanh, đĩa phanh lâu bị mài mòn.
  • Phanh đĩa có khối lượng nhẹ hơn phanh tang trống và không sinh ra nhiệt năng cao khi vận hành.
  • Bề mặt tiếp xúc giữa má phanh và đĩa phanh có diện tích lớn mang lại khả năng phanh hiệu quả.
Hạn chế
  • Phanh tang trống với thiết kế kín cùng khả năng tạo nhiệt năng cao nên hiệu quả làm mát kém hơn phanh đĩa. Hơi nóng trong quá trình hoạt động không được thoát ra ngoài một cách nhanh chóng khiến hiệu suất phanh của xe giảm đi, nhất là khi cần phanh gấp hay xe đổ đèo.
  • Nhiệt độ cao có thể là tác nhân giúp đẩy nhanh quá trình bốc hơi dầu phanh, mài mòn má phanh và tang trống, thậm chí khiến tang trống biến dạng gây rung động khi phanh.
  • Phanh đĩa có chi phí lắp đặt, sửa chữa cao, thiết kế hở khiến bề mặt dễ bị bám bụi bẩn và khó vệ sinh.
  • Sau một thời gian sử dụng thì bề mặt đĩa phanh sẽ xuất hiện những vết xước dạng hình tròn do quá trình ma sát với má phanh.
  • Nếu phanh gấp có thể khiến xe bị lật.

4. Những vấn đề thường gặp đối với phanh tang trống là gì?

4.1 Âm thanh lạ khi hoạt động

Hiện tượng phanh tang trống phát ra âm thanh lạ khi đang hoạt động xảy ra khá bổ biến. Nguyên nhân là do đất cát hoặc nước hay thậm chí là vật thể lạ dính vào má phanh khiến mặt phanh tang trống bị trầy xước, dẫn đến tiếng kêu khi má phanh tiếp xúc với vành bánh xe.

Cách khắc phục lỗi này khi gặp phải trên phanh tang trống là gì? Quý khách hàng chỉ cần thực hiện một số thao tác cơ bản để vệ sinh hệ thống phanh hoặc nếu có điều kiện có thể thay má phanh mới để đảm bảo chất lượng phanh tốt nhất.

Phanh tang trống trang bị trên ô tô

4.2 Hiện tượng bó phanh

Như quý khách hàng đã biết, bó phanh là hiện tượng má phanh không tách khỏi tang trống để di chuyển về vị trí ban đầu sau khi người điều khiển nhả phanh. Điều này dẫn đến việc xe bị phanh cứng, không di chuyển được. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bó phanh trên phanh tang trống là gì? Khả năng lớn là do lò xo hồi vị bị yếu, đồng thời có thể là do trục quả đào bị mòn và khô dầu.

4.3 Phanh tang trống không ăn

Ngược lại với hiện tượng bó phanh, tình trạng phanh không ăn xảy ra khi đạp hoặc bóp phanh rất mạnh nhưng xe không giảm tốc độ hoặc giảm rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do má phanh bị mòn chưa được thay thế. Bên cạnh đó, việc bề mặt má phanh dính dầu mỡ rát có thể là tác nhân làm giảm ma sát giữ má phanh và bánh xe mà ít ai để ý.

4.4 Má phanh tang trống nhanh mòn hoặc trơ lì

Nguyên nhân đẫn đến tình trạng má phanh nhanh mòn hoặc trơ lì ở phanh tang trống là gì? Chất lượng má phanh không đảm bảo là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Ngoài ra, việc phanh bị rà liên tục vào trống phanh cũng là nguyên nhân khiến chúng nhanh mòn. Điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng đảm bảo an toàn trong quá trình xe vận hành của hệ thống phanh. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là thay má phanh mới phù hợp với phanh tang trống và đảm bảo chất lượng tốt, tuổi thọ cao.

Một số lỗi thường gặp ở phanh tang trống

4.5 Má phanh tang trống bị bong, vỡ

Hiện tượng má phanh tang trống bị bong, vỡ không thường xuyên xảy ra. Hậu quả của lỗi này đối với phanh tang trống là gì? Lỗi này khiến bánh xe bị kẹt cứng, làm cho xe dừng đột ngột, rất nguy hiểm khi xe đang di chuyển nhanh hoặc trên đoạn đường đông đúc.

Phanh tang trống được ứng dụng phổ biến trong nhiều loại phương tiện cơ giới và đóng vai trò đáng kể trong việc đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành của xe. Vì vậy, nếu phanh tang trống gặp sự cố, tốt nhất quý khách hàng nên tiến hành sửa chữa ngay khi có thể hoặc thay thế phanh mới có chất lượng đảm bảo.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn cơ sở sửa chữa và đơn vị cung cấp phanh tang trống uy tín cũng là vấn đề đáng quan tâm. Đối với khách hàng đang tìm kiếm điểm đến cho phanh tang trống trên xe nâng của mình, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn một đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam: Công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn. Tại Thiên Sơn, chúng tôi cung cấp xe nâng và phụ tùng xe nâng chính hãng cùng dịch vụ sửa chữa xe nâng chuyên nghiệp.

Sửa phanh tang trống bị lỗi tại Thiên Sơn đảm bảo uy tín, giá tốt

Trên đây là những thông tin cần thiết về chủ đề phanh tang trống là gì. Mong rằng chúng sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu có nhu cầu tìm hiểu và chọn mua phanh tang trống phù hợp với xe nâng của mình cũng như sửa phanh tang trống xe nâng bị lỗi, quý khách hàng hãy gọi ngay tới hotline 0869 285 225 để được các chuyên gia của Thiên Sơn tư vấn tận tình và xử lý yêu cầu sửa chữa một cách kịp thời và nhanh chóng nhất.