Cách sạc xe nâng điện sử dụng ắc quy, và xe nâng điện sử dụng pin Lithium đúng cách và an toàn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Để xe nâng điện có thể hoạt động tốt nhất, an toàn nhất bạn không chỉ cần vận hành đúng, bảo dưỡng đúng, và cách sạc xe nâng điện cũng cần thực hiện đúng. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cách sạc xe nâng điện đúng cách và an toàn theo chuyên gia mách bảo.
Nội dung bài viết
I. Hiểu đúng về chu kỳ sạc và số lần sạc ắc quy, pin
Trước khi tìm hiểu về cách sạc xe nâng điện chúng ta phải hiểu đúng về chu kỳ sạc và số lần sạc pin. Nếu bạn hiểu sai vấn đề, dẫn đến việc bạn sẽ có cách hành sử không đúng, làm hao mòn pin xe nâng điện một cách nhanh chóng.
1.1 Quan niệm sai lầm về số lần sạc xe nâng điện
Có rất nhiều bài viết về xe nâng điện nói rằng “ắc quy xe nâng sạc 1500 lần. Có nghĩa rằng cho dù bạn dùng bao nhiêu % dung lượng của ắc quy thì khi bạn cắm sạc vào, nó cũng tính là 1 lần sạc pin” Đây là một quan niệm rất sai lầm. Điều này làm cho bạn hiểu sai hoàn toàn về cách sạc và sử dụng ắc quy cũng như pin trên xe nâng nói riêng và các loại pin khác nói chung
Dẫn chứng 1: Để chứng minh cho điều này tôi lấy dẫn chứng về ắc quy xe máy. Bạn có thể thấy, bất kì một chiếc xe máy chạy xăng nào cũng có một bình ắc quy nhỏ, bình ắc quy này làm nhiệm vụ cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng, còi và làm cả nhiệm vụ đề nổ. Nhưng gần như bạn sẽ chẳng bao giờ phải sạc pin cho bình ắc quy này cả, và cũng chả thấy mấy khi phải thay ắc quy, tại sao vậy? Bởi vì bên trong xe máy có một máy phát điện mini, chúng hoạt động khi xe máy được đề nổ (động cơ hoạt động). Như vậy bạn có thể thấy rằng mỗi lần đề nổ là 1 lần cắm sạc, và khi tắt máy là 1 lần rút sạc. Nếu chu kỳ sạc của ắc quy chỉ khoảng 1000 lần thì sau bao lâu bạn phải thay bình ắc quy xe máy 1 lần.?
Dẫn chứng 2: Ta nói về thiết bị quen thuộc là pin điện thoại, chúng có chu kỳ sạc khoảng 400 đến 1000 lần. Mỗi một ngày bạn rút sạc, cắm sạc biết bao nhiêu lần, thì với số lần sạc kia bao lâu bạn phải thay pin 1 lần, sao bạn dùng 4, 5 năm không phải thay pin? Như vậy bạn có thể thấy rằng hiểu số lần sạc là số lần cắm sạc và rút sạc xe nâng điện là hoàn toàn san lầm.
1.2 Hiểu đúng về số lần sạc xe nâng điện.
Mỗi hãng sản xuất ắc quy xe nâng hoặc pin xe nâng sẽ có khuyến cáo riêng về số lần sạc xe nâng điện. Số lần sạc của pin lithium thừng nhiều hơn số lần sạc của ắc quy. Nhưng số lần sạc xe nâng điện không được hiểu là số lần cắm và rút nguồn sạc. Bạn cần hiểu số lần sạc xe nâng điện như sau:
Lần sạc được hiểu là chu kỳ sạc: Số lần sạc là khái niệm tương đối chỉ chu kỳ sạc của pin hoặc ắc quy. 1 chu kỳ sạc được hiểu là khi pin được sạc đầy lên 100% và sử dụng xuống còn 0%. Nếu pin đang có 20% thì khi bạn sạc lên 100% sau đó dùng lại xuống 20% thì nó được tạm tính là dùng hết 80% của 1 chu kỳ sạc. Gọi là “tạm tính”, bởi rất khó xác định chính xác dung lượng của pin hay ắc quy, đồng thời khả năng tích trữ pin sau mỗi chu kỳ sẽ giảm xuống. Như vậy 1500 lần sạc là 1500 chu kỳ sạc.
Lần sạc xe nâng mang tính tương đối: Nếu nhà sản xuất ghi rằng pin có tuổi thọ khoảng 1500 lần sạc, có nghĩa rằng, pin hoạt động tốt và ổn định ở khoảng 1500 chu kỳ sạc. Sau 1500 chu kỳ sạc pin hoặc ắc quy xe nâng điện vẫn có thể được sử dụng tiếp, nhưng thời lượng pin, và công suất của pin giảm mạnh không còn ổn định như trước.
1 lần sạc thường tính cho 1 ngày làm việc: Bạn có thể sẽ thấy nhà sản xuất ghì rằng 1500 lần sạc hoặc 5 năm sử dụng. Điều này đang được hiểu rằng, mỗi lần sạc xe nâng điện, bạn có thể cho điều khiển xe nâng làm việc liên tục 6 đến 8h đồng hồ mới phải sạc. Nhưng thông thường rất ít chiếc xe nâng nào làm việc liên tục như vậy. Để cho người dùng dễ hình dung về độ bền của pin, người ta sẽ tính ra số năm làm việc.
II. Cách sạc xe nâng điện sử dụng sắc quy hoặc pin Lithium đúng cách.
Cần phải nhắc lại rằng pin Lithium của xe nâng và ắc quy xe nâng có thể khác nhau về cấu tạo, độ bền. Nhưng về cơ bản nguyên lý hoạt động của chúng không khác nhau, cách sử dụng, sạc và bảo quản chúng cũng tương tự không có sự khác biệt quá lớn. Dưới đây là cách sạc ắc quy xe nâng điện đúng, và an toàn.
Cách sạc xe nâng điện đúng | |
STT | Cách thực hiện |
1 |
Lựa chọn vị trí đặt sạc nguồn thích hợp
|
2 |
Sạc xe nâng điện khi pin dưới 30%
|
3 |
Giữ nắp van khi sạc điện
|
4 |
Luôn tắt bộ sạc khi ắc quy đầy điện
|
5 |
Chọn nguồn điện sạc tương ứng
|
6 |
Giữ cho đầu sạc ắc quy luôn khô ráo
|
7 |
Không để pin, ắc quy, và bộ sạc gần nơi nhiệt độ cao
|
2.1. Lựa chọn vị trí đặt sạc nguồn thích hợp
Tôi đưa yếu tố này lên đầu trong hướng dẫn cách sạc xe nâng điện, bởi vì đây là việc mà nhiều người thiếu chú ý nhất khi sạc điện cho bình ắc quy hoặc pin. Trong quá trình sạc điện xe nâng, rất nhiều khách hàng muốn tìm một vị trí đặt sạc tương thích để đảm bảo các tiêu chí về sạc điện ắc quy. Vì vậy bất cứ khi nào có thể họ đều tiến hành cắm nguồn và sạc. Điều này cực kỳ nguy hiểm nếu nguồn điện không ổn định hoặc nơi có nhiều người qua lại.
Trước hết bạn cần xác định đúng nguồn điện như nhà sản xuất khuyến cáo, xác định tải của nguồn điện có đủ đáp ứng cho công việc của bạn không. Sau đó bạn có thể chọn sạc ắc quy tại một nơi khô ráo, thoáng mát. Đảm bảo rằng mọi kết nối của bạn là chắc chắn, không bị lỏng lẻo, không bị tạo tia lửa điện. Dây nối từ ổ cắm đến bộ chuyển đổi nguồn, và từ bộ chuyển đổi nguồn đến xe nâng được gọn gàng nhất, không gây cản trở, không gây nguy hiểm tới người khác.
2.2. Sạc xe nâng điện khi pin dưới 30%
Cách sạc xe nâng điện đúng là tiến hành sạc pin khi tỷ lệ pin còn dưới 30%. Trên thực tế lời khuyên của chuyên gia là không nên để pin dưới 20%, thế nhưng bạn nên tập thói quen sạc pin cho xe nâng khi thấy màn hình thông báo dưới 20%. Tại sao lại như vậy? Bởi vì nếu sử dụng cạn pin ắc quy, xe nâng sẽ cần hoạt động nhiều hơn, thậm chí gấp đôi mức bình thường. Lúc này bạn sẽ gặp tình trạng ắc quy bị hỏng, lượng điện ít, không đủ để thực hiện các công việc nâng hạ hay vận chuyển hàng hóa.
Nhưng bạn cũng cần lưu ý không sạc khi bình điện ắc quy còn nhiều hơn 80%, trừ trường hợp bất khả kháng. Bởi nếu quá trình này diễn ra liên tục sẽ dẫn đến tình trạng tích điện của xe nâng giảm đi, khi đó nhà sản xuất cũng không giúp bạn sửa chữa được những lỗi hư hỏng này.
2.3. Giữ nắp van khi sạc điện
Có 1 lưu ý nhỏ khi bạn tiến hành sạc xe nâng điện là hãy đảm bảo chắc chắn nắp van được đóng kính. Việc đóng kín nắp van giúp đảm bảo không gây nên những trường hợp ngoài ý muốn. Nếu khách hàng sạc điện khi nắp van bị mở hoặc bị gỡ bỏ sẽ gặp phải trường hợp shock điện, hỏng bình điện xe nâng. Chúng cũng có thể gây chập cháy, và nguy hiểm cho người sử dụng.

2.4. Luôn tắt bộ sạc khi ắc quy đầy điện
Cách sạc xe nâng điện hay bất cứ một thiết bị lưu trữ điện nào là việc ngắt bộ sạc nguồn khi thiết bị báo pin đầy. Bởi nếu sạc lâu ắc quy sẽ dẫn đến tình trạng bị chai pin, nguy hiểm hơn chúng có thể gây nên các tình trạng chập, cháy nổ bình điện xe nâng rất nguy hiểm. Trên thực tế hầu hết các thiết bị có kết nối sạc đều được trang bị mạch tự ngắt. Có nghĩa rằng khi pin hoặc ắc quy được sạc đầy chúng sẽ tự động ngăn không cho chúng tiếp tục đi vào pin hoặc ắc quy. Nhưng đó chỉ là giải pháp để phòng ngừa từ nhà sản xuất, giúp đảm bảo an toàn hơn cho bạn. Chúng hoàn toàn không phải là giải pháp thay thế cho con người. Bạn hình dung nếu vì 1 lí do nào đó mạch tự ngắt này bị hỏng, thì hậu quả sẽ ra sao
2.5 Chọn nguồn điện sạc tương ứng
Cách sạc xe nâng điện đúng là hãy sử dụng đúng bộ nguồn do nhà sản xuất ắc quy cung cấp. Hoặc ít nhất bạn cần sử dụng đúng chủng loại khi bộ nguồn cũ hư hỏng. Nếu bạn lựa chọn nguồn điện có công suất, hiệu điện thế lớn, sẽ gây nóng bình ắc quy, và gây nổ. Nếu bạn chọn một nguồn điện nhỏ, thời gian sạc ắc quy sẽ rất lâu. Nhà sản xuất cũng không chắc rằng một nguồn điện kém sẽ đảm bảo về độ bền trong quá trình ắc quy hoạt động. Do đó, khách hàng nên căn cứ vào yếu tố này để giúp xe nâng được hoạt động tốt nhất.
2.6. Giữ cho đầu sạc ắc quy luôn khô ráo
Quy tắc khi sử dụng điện là tất cả các thiết bị cần được khô ráo, sạch sẽ khi cắm vào nguồn. Và đối với tình huống sạc điện ắc quy cho xe nâng điện cũng không ngoại lệ. Khách hàng trong quá trình sử dụng cần giữ cho đầu của bình ắc quy luôn ở tình trạng khô, sạch, trong tất cả các lần sạc. Bởi nếu nó bị ướt sẽ rất nguy hiểm gây nên các trường hợp giật điện, tai nạn không đáng có. Không chỉ vậy, ắc quy không được đảm bảo sạc an toàn sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền. Từ đó nó gây ra những lỗi hư hỏng không đáng có trong suốt quá trình sử dụng.
2.7 Không để pin, ắc quy, và bộ sạc gần nơi nhiệt độ cao
Ắc quy, pin xe nâng điện là một trong những thiết bị có khả năng chịu nhiệt kém. Với pin chúng rất dễ bị phồng, hỏng khi tiếp xúc nhiệt độ cao. Với ắc quy xe nâng điện cũng vậy, chúng sẽ giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng nếu tiếp xúc quá thường xuyên với môi trường nhiệt độ, độ cẩm cao. Vì vậy một trong những cách sạc xe nâng điện đúng là hãy đảm bảo chúng được hoạt động trong môi trường có nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh cũng không quá nóng. Như vậy độ bền và tuổi thọ của chúng sẽ được đảm bảo.

III. Quy trình bảo dưỡng ắc quy xe nâng điện.
Ắc quy và pin xe nâng điện là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng đối với xe nâng. Vì vậy ngoài cách sạc xe nâng điện đúng và an toàn, bạn cũng cần học và hiểu các nguyên tắc bảo dưỡng ắc quy và pin xe nâng điện. Quy trình bảo dưỡng pin, ắc quy xe nâng điện được tiến hành như sau:
- Bước 1 Chuẩn bị dụng cụ: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho việc tháo ắc quy khỏi xe nâng, dụng cụ vệ sinh, nước cất,…
- Bước 2 Mặc đồ bảo hộ: Với ắc quy xe nâng chúng chứa một lượng lớn axit Sulfuric độc hại, ăn mòn mạnh, gây bỏng nặng khi tiếp xúc với da. bạn cần mặc đồ bảo hộ gồm: Quần áo, găng tay cao su, kính, mũ, ủng, khẩu trang,..
- Bước 3 Làm sạch pin, ắc quy: Sử dụng khăn sạch, dung dịch vệ sinh nếu cần, để làm sạch mọi vết bẩn, cặn, trên bề mặt của ắc quy hoặc pin xe nâng điện. Việc làm sạch này cần được thực hiện thường xuyên và liên tục hàng tháng. Nó sẽ giúp bạn hạn chế các tia lửa điện khi các cực cửa ắc quy kết nối với nhau thông qua các chất bẩn.
- Bước 4 Kiểm tra mực nước trong ắc quy xe nâng: Hãy đảm bảo rằng mực nước trong ắc quy luôn ở mức cho phép. Tiến hành châm thêm nước cất, và phụ gia khi thấy mực nước xuống dưới mức cho phép.
Bạn cũng cần lưu ý sử dụng bình ắc quy xe nâng điện đúng mục đích, không tự ý tháo rỡ bảo dưỡng nếu không có kiến thức chuyên môn. Không tự ý sửa chữa, khắc phục các sự cố về ắc quy nếu không được hướng dẫn. Tuân thủ đầy đủ các quy tắc, cách sạc xe nâng điện dúng và an toàn.
Như vậy xenangthienson vừa cùng các bạn tìm hiểu về cách sạc xe nâng điện sử dụng ắc quy và pin một cách đúng nhất và an toàn nhất. Mong rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ, sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức quan trong quá trình vận hành và sử dụng xe nâng hàng. Nếu bạn có nhu cầu mua pin xe nâng điện, bình ắc quy xe nâng điện hoặc mua xe nâng hành hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0869285225