Cấu tạo ly hợp thủy lực được đánh giá là khá phức tạp. Tuy vậy, công dụng của chúng đối với thiết bị, phương tiện là không thể phủ nhận được. Vậy ly hợp thủy lực là gì? Nguyên lý hoạt động của chúng ra sao và chúng có những ưu, nhược điểm gì nổi bật? Dấu hiệu nhận biết li hợp thủy lực gặp trục trặc là gì? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

1. Ly hợp thủy lực là gì?

Ly hợp được biết đến là một trong những bộ phận quan trọng của xe, có nhiệm vụ truyền momen xoắn từ động cơ đến các bộ phận khác của xe. Cụ thể, ly hợp kết nối trục khuỷu của động cơ với các bộ phận của hộp số, từ đó dẫn động hộp số bằng cách đóng/ mở ly hợp khiến momen lực được kết nối hoặc ngắt, giúp xe chuyển động tiến, lùi hoặc dừng lại.

Ly hợp thủy lực là một loại ly hợp, thường được trang bị trên các hộp số tự động. Loại ly hợp này áp dụng cơ chế truyền động chất lỏng và dầu thủy lực, cùng với biến mô thủy lực để truyền động momen xoắn tới động cơ. Ly hợp thủy lực thường được sử dụng chung với cụm chi tiết như bộ khuếch đại momen xoắn truyền đến đầu vào hộp số để tối ưu hóa hiệu quả truyền lực.

Ly hợp thủy lực được ứng dụng nhiều trong các phương tiện vận tải

Một cách khái quát, ly hợp thủy lực có công dụng:

  • Nối động cơ với hệ thống truyền lực khi các loại phương tiện, xe ô tô, xe tải, xe nâng,… di chuyển
  • Ngắt động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong trường hợp xe khởi động hoặc chuyển số.
  • Đảm bảo là cơ cấu an toàn cho các chi tiết của hệ thống truyền lực khi gặp quá tải như trong trường hợp phanh đột ngột hoặc không nhả lý hợp kịp.

2. Cấu tạo ly hợp thủy lực

Cấu tạo ly hợp thủy lực bao gồm các bộ phận chính: bàn đạp ly hợp, xi lanh chính, ống thủy lực, xi lanh phụ, phuộc nhả, vòng bi nhả, lò xo màng, đĩa áp suất, ống xoắn, đĩa ly hợp và bánh đà. Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng. Dưới đây là nội dung cụ thể:

 
  • Bàn đạp ly hợp: Bàn đạp ly hợp là bộ phận chính liên quan đến ly hợp trên xe. Quá trình ngắt ly hợp bắt đầu khi người lái xe nhấn bàn đạp ly hợp.
  • Xi lanh chính: Đúng như tên gọi của nó, đây là một loại xi lanh thủy lực sơ cấp, trong đó chất lỏng ly hợp được nén ở áp suất cao với sự hỗ trợ của một piston có trong xilanh. Bình chứa chất lỏng ly hợp được kết nối với xi lanh chính.
  • Ống áp lực: Ống áp lực cung cấp chất lỏng từ xi lanh chính đến xi lanh phụ ở áp suất cao để ly hợp vận hành.
  • Xi lanh phụ: Xi lanh phụ bao gồm 1 thanh piston đẩy được kết nối với phuộc nhả ly hợp. Chất lỏng ở xi lanh chính đi vào xi lanh phụ và ép thanh piston đẩy, từ đó tác động lên phuộc nhả.
  • Phuộc nhả: Phuộc nhả được kết nối với xi lanh phụ ở một đầu và một đầu khác được nối với trục ly hợp có lắp ổ trục ly hợp trên đó. Khi bàn đạp ly hợp được nhấn, phuộc nhả tạo áp lực lên ổ trục ly hợp.
  • Vòng bi: Vòng bi ly hợp được lắp trên trục ly hợp. Chúng bị ép vào giữa lò xo màng khi nhấn bàn đạp ly hợp.
Cấu tạo ly hợp thủy lực
Cấu tạo ly hợp thủy lực
  • Lò xo màng: Lò xo màng được gắn trên đĩa áp suất, có nhiệm vụ duy trì áp suất trên đĩa ly hợp. Khi nhấn bàn đạp ly hợp, lò xo kéo đĩa áp suất ra khỏi đĩa ly hợp.
  • Đĩa áp suất: Nhiệm vụ của đĩa áp suất là đẩy đĩa ma sát và bánh đà. Khi nhấn bàn đạp ly hợp, lò xo màng sẽ kéo đĩa áp suất ra khỏi đĩa ly hợp. Từ đó ngắt momen lực từ động cơ tới hộp số.
  • Ống xoắn: Ống xoắn là các ống bọc có rãnh nằm giữa lớp lót ma sát của đĩa ly hợp và đĩa áp suất. Đĩa áp suất giữ cho các ống xoắn chịu áp lực để ly hợp hoạt động. Khi đĩa áp suất giải phóng áp lực, các ống xoắn kéo ra và nó ngắt động cơ khỏi hộp số.
  • Đĩa ly hợp: Đĩa ly hợp được đặt giữa đĩa áp suất và bánh đà. Đĩa ma sát tạo ma sát giữa bánh đà và đĩa áp, và là nguyên nhân tạo ra hoặc làm gián đoạn dòng công suất giữa động cơ và bộ truyền động.
  • Bánh đà: Bánh đà được kết nối với trục khuỷu động cơ và đĩa ly hợp. Chúng có nhiệm vụ truyền dòng công suất từ động cơ đến hộp số thông qua đĩa ly hợp. Khi nhấn bàn đạp ly hợp, liên kết giữa bánh đà và đĩa ly hợp bị gián đoạn.

3. Ưu, nhược điểm của ly hợp thủy lực

Bên cạnh cấu tạo ly hợp thủy lực thì ưu, nhược điểm của chúng cũng là một trong những điều đáng được quan tâm.

3.1 Ưu điểm của ly hợp thủy lực

Một số ưu điểm nổi bật của ly hợp thủy lực như sau:

  • Ly hợp thủy lực có đặc điểm truyền momen nhờ vào nguồn năng lượng của dầu ly hợp nên có khả năng làm việc bền bỉ.
  • Tải trọng tác dụng lên hệ thống truyền lực được giảm xuống, giúp tăng tuổi thọ của chi tiết máy
  • Ly hợp thủy lực có khả năng tự bôi trơn nên ít đòi hỏi bảo dưỡng để bôi trơn ly hợp.
  • Khi sử dụng ly hợp thủy lực, chiều cao của bàn đạp có thể được điều chỉnh tự động.
  • So với các hệ thống ly hợp khác, ly hợp thủy lực có thể mang lại cảm giác dễ dàng hơn trong quá trình đẩy ly hợp.
  • Đối với ly hợp cơ học, dây cáp có thể bị cong hoặc kẹt do sự ăn mòn theo thời gian và ảnh hưởng đến sự vận hành của ly hợp. Nhưng đối với ly hợp thủy lực, điều này không xảy ra bởi chất lỏng ly hợp ngăn ngừa loại hư hỏng trên.
Cấu tạo ly hợp thủy lực mang lại nhiều ưu điểm

3.2 Nhược điểm của ly hợp thủy lực

Một số nhược điểm của ly hợp thủy lực có thể kể đến như:

  • Có thể xảy ra sự cố rò rỉ của chất lỏng từ xi lanh của ly hợp thủy lực. Việc sửa chữa hư hỏng này tốn khá nhiều chi phí.
  • Cấu tạo ly hợp thủy lực khá phức tạp khiến thời gian chế tạo lâu và giá thành cao nên chủ yếu được dùng cho các loại ô tô có trọng tải lớn
  • Cấu tạo ly hợp thủy lực bao gồm các hệ thống đường ống. Đường ống này có thể bị vỡ hoặc nứt theo thời gian dài sử dụng. Vì vậy, việc kiểm tra định kỳ là rất cần thiết để đảm bảo duy trì chất lượng.
  • Để hoạt động bình thường, ly hợp thủy lực cần sử dụng chất lỏng chuẩn, nếu không các con dấu có thể bị hỏng. Vì vậy, việc duy trì tiêu chuẩn cho chất lỏng thích hợp có thể tốn kém hơn một chút so với các loại ly hợp khác.
  • Theo thời gian, việc kiểm tra mức chất lỏng của ly hợp thủy lực là rất cần thiết và không thể bỏ qua đối với các loại máy móc.
  • Giá của ly hợp thủy lực đắt hơn ly hợp cơ khí. Đây là một trong những nhược điểm lớn nhất của ly hợp này.

4. Ly hợp thủy lực hoạt động như thế nào?

Một cách tổng quát, ly hợp vận hành theo cơ chế: Khi người điều khiển đạp bàn đạp ly hợp, bánh đà sẽ quay, đĩa ép tác động khiến cho đĩa ma sát áp chặt lên phần bánh đà. Sau đó, các chi tiết máy sẽ móc nối, quay theo chuyển động của bánh đà. Khi muốn dừng hoặc tách ly hợp, người điều khiển nhả bàn đạp ly hợp. Hành động này sẽ giúp cho khớp nối, đòn bẩy và bạc mở đẩy vào, kéo đĩa ép ra. Từ đó, bề mặt các chi tiết được hở ra.

Nguyên lý hoạt động của ly hợp thủy lực
Nguyên lý hoạt động của ly hợp thủy lực

Cụ thể, quy trình làm việc của ly hợp thủy lực thường được chia thành hai phần: vận hành ly hợp và ngắt ly hợp.

Quá trình vận hành ly hợp thủy lực được tiến hành theo các bước: Khi người lái xe nhấn bàn đạp ly hợp để bắt đầu quá trình hoạt động, vì được gắn vào bàn đạp ly hợp nên đĩa ly hợp bắt đầu quay. Các bề mặt ma sát của đĩa ly hợp tiếp xúc với đĩa áp suất và cả bánh đà. Khi đó, đĩa áp suất tạo áp lực tới lò xo, đồng thời lò xo tiếp xúc với các ống xoắn. Sau đó, việc gắn đĩa áp suất, ống xoắn, bề mặt ma sát, đĩa ly hợp và bánh đà được hoàn thành và ly hợp thủy lực hoạt động.

Quá trình ngắt ly hợp thủy lực diễn ra như sau: Khi người lái nhả bàn đạp ly hợp, ống xoắn quay về phía sau để giải phóng sự tiếp xúc giữa đĩa áp suất và đĩa ly hợp; bánh đà và đĩa ly hợp. Lúc này, chuyển động quay của đĩa ly hợp trở nên chậm dần và dừng hẳn. Quá trình ngắt ly hợp được hoàn tất.

5. Dấu hiệu nhận biết li hợp thủy lực bị lỗi

Các bộ phận trong cấu tạo ly hợp thủy lực được thiết kế chặt chẽ và liên kết mật thiết với nhau. Bởi vậy, nếu một bộ phận trục trặc thì đó chính là dấu hiệu của ly hợp thủy lực bị lỗi.

5.1 Ly hợp thủy lực bị trượt

Khi bạn nhả bàn đạp ly hợp và đạp bàn đạp ga mà xe không vọt đi thì đó là dấu hiệu của hiện tượng ly hợp bị trượt. Hiện tương này có thể là do đĩa ma sát, bánh đà hoặc mâm ép bị mòn.

5.2 Xe khó vào số lùi

Nếu xe khó vào số lùi hoặc số 3 thì rất có thể đã xảy ra sự cố với xi lanh chính hoặc xi lanh phụ hoặc cả hai. Thông thường, điều này đi kèm với sự thay đổi cảm giác của bàn đạp ly hợp: xốp, lỏng hoặc không bắt như trước. Trên hệ thống cơ khí, bạn có thể đang gặp sự cố với đĩa ly hợp hoặc đĩa áp suất, cần nhả, bạc đạn, cụm cần số hoặc cáp điều khiển.

5.3 Xe không thể vào số

Nguyên nhận có thể là do xi lanh chính và xi lanh nhỏ điều khiển ly hợp đang gặp vấn đề. Bạn dựa vào cảm nhận khi đạp bàn ly hợp để phát hiện hư hỏng: quá nặng, quá nhẹ hoặc bị rung.

Dấu hiệu cho thấy ly hợp thủy lực gặp trục trặc

5.4 Tiếng kêu xuất phát từ bộ ly hợp

Khi bạn thao tác với ly hợp và phát hiện ra các âm thanh lạ, rất có thể nguyên nhân là do hư hỏng ở cơ cấu điều khiển trong cấu tạo ly hợp thủy lực. Ngoài ra, các tiếng rít cũng có thể bắt nguồn từ việc các bộ phận trong bộ ly hợp bị mòn và cọ sát với nhau. Bên cạnh đó, bạn có thể nghe thấy tiếng mài mòn khi chuyển số do đĩa ma sát bị kẹt khiến trục sơ cấp quay cùng tốc độ với động cơ khi đã đạp hết bàn đạp ly hợp. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do mâm ép quá yếu, hoặc do thiếu dầu trong xi lanh, cũng có thể là do bàn đạp ly hợp không được điều chỉnh đúng.

5.5 Bàn đạp ly hợp bị rung

Bàn đạp ly hợp bị rung có thể do các nguyên nhân: Đĩa ma sát bị mòn hoặc dính dầu, bánh đà và mâm ép bị mòn không đều hoặc bạc đạn trên bánh đà bị hư hỏng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra xem liệu cao su chân máy và hộp số có bị hư hỏng hay không, bởi các bộ phận này nếu gặp trục trặc cũng là nguồn gây rung động.

5.6 Bàn đạp ly hợp bị lỏng hoặc bị bong ra

Nếu bàn đạp ly hợp của bạn cảm thấy lỏng lẻo hoặc bị xốp, hãy kiểm tra vòng bi nhả hoặc phuộc ly hợp xem có bị hư hỏng không. Thông thường, chúng tôi phát hiện thấy hỏng hóc ở lò xo màng ngăn tấm áp suất trong các đơn vị cơ học. Bạn có thể theo dõi một số nguyên nhận dưới đây để tìm hướng khắc phục cho các lỗi về cấu tạo ly hợp thủy lực.

  • Không khí trong hệ thống thủy lực
  • Chất lỏng thấp trong thùng chứa
  • Ống hoặc đường ống bị rò rỉ
  • Xylanh chính rò rỉ chất lỏng piston
cấu tạo ly hợp thủy lực
Vấn đề với bàn đạp cũng cho thấy ly hợp thủy lực bị ảnh hưởng

5.7 Xảy ra hiện tượng mài khi sang bánh răng

Nếu bạn nghe thấy tiếng mài khi chuyển số, điều đó có nghĩa là đĩa ly hợp vẫn hoạt động. Sau đó, trục đầu vào của bộ truyền động tiếp tục quay ngay cả khi bạn nhấn hoàn toàn bàn đạp ly hợp. Vì trục đầu vào vẫn đang quay, việc cố gắng sang số khi chuyển sang số lùi hoặc nếu không sẽ khiến hộp số của bạn bị mài. Trên hệ thống thủy lực, mài có thể chỉ ra các vấn đề với xi lanh chính ly hợp, có thể bao gồm chất lỏng ly hợp thấp hoặc cơ cấu xi lanh bên trong cần thay thế.

6. Giới thiệu Công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn

Trên đây là bài viết “Cấu tạo ly hợp thủy lực và các dấu hiệu nhận biết ly hợp bị lỗi”. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cấu tạo và những vẫn đề liên quan đến ly hợp thủy lực.

Hiện nay, ly hợp thủy lực không chỉ được trang bị cho xe ô tô mà còn được ứng dụng trong nhiều loại máy móc, thiết bị vận tải, tiêu biểu là xe nâng hàng. Như đã trình bày ở trên, ly hợp thủy lực thường được sử dụng kết hợp cùng hộp số tự động và có giá thành cao nên chúng thường được lắp đặt cho dòng xe nâng cao cấp, có chất lượng tốt và bền bỉ. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng dòng xe nâng mang thương hiệu Hangcha, sử dụng ly hợp thủy lực mang lại hiệu suất hoạt động cao. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển sản phẩm, xe nâng Hangcha luôn được quý khách hàng đón nhận vì chất lượng sản phẩm tốt với giá thành phải chăng.

Xe nâng hàng ứng dụng ly hợp thủy lực

Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn là đơn vị nhập khẩu, phân phối chính hãng và duy nhất các dòng sản phẩm xe nâng mang thương hiệu Hangcha. Thiên Sơn luôn khiến khách hàng hài lòng vì sản phẩm chất lượng tốt, chính sách bán hàng hấp dẫn và quá trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

  • Các dòng sản phẩm của Thiên Sơn luôn đa dạng, sử dụng ly hợp thủy lực và các loại ly hợp cơ khí khác. Vì là đơn vị nhập khẩu trực tiếp, chính hãng và duy nhất tại Việt Nam nên các sản phẩm mà Thiên Sơn phân phối luôn rẻ nhất thị trường.
  • Chính sách bảo hành 2 năm hoặc 2000h sử dụng tùy điều kiện nào đến trước, chính sách bảo trì trọn đời.
  • Thiên Sơn sở hữu hệ thống chi nhánh trải dài khắp toàn quốc và lực lượng chuyên gia tư vấn, chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về ly hợp thủy lực cũng như giải pháp nâng hạ toàn diện trong sản xuất, kinh doanh, kho vận,… quý khách vui lòng liên hệ hotline 0869 285 225 để được chuyên gia của xe nâng Thiên Sơn tư vấn chi tiết 24/24h và hoàn toàn miễn phí.