Gạch không nung với nhiều ưu điểm vượt trội nên ngày càng được sử dụng rộng rãi. Vậy cụ thể gạch không nung là gì? Chúng có ưu điểm và hạn chế gì? Các loại gạch không nung nào phổ biến hiện nay? Giá bao nhiêu?,… Bài viết dưới đây lại tổng hợp các thông tin chi tiết mà nhiều người làm xây dựng đang tìm kiếm.
Nội dung bài viết
1. Gạch không nung là gì?
Gạch không nung hay còn là gạch block là loại gạch được tạo hình đóng rắn mà không cần qua nhiệt độ, không cần nung nóng nhưng vẫn đảm bảo các chỉ số cơ học cần thiết và tiêu chuẩn sử dụng trong xây dựng như cường độ nén, độ hút nước, uốn, độ cứng, chắc chắn,…
Xét về bản chất thì gạch không nung hoàn toàn khác với các loại gạch thông thường . Đặc biệt, suốt quá trình sử dụng gạch không nung do những phản ứng hoá đá trong hỗ trợp tạo gạch mà độ bền sẽ được tăng dần theo thời gian. Một số nghiên cứu và thử nghiệm đã chứng minh độ bền và độ rắn của gạch không nung thường tốt hơn so với gạch nung đỏ và điều này đã được kiểm chứng ở nhiều cường quốc trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Đức,…

Bên cạnh đó, gạch không nung được làm từ xi măng, kết hợp với một số thành phần như mạt đá, cát vàng, cát đen,…. với kỹ thuật và phương pháp gia công không sử dụng nhiệt nên ít tác động tiêu cực đến môi trường. Đây cũng là loại gạch có khả năng chịu lực tương đối tốt.
Ngoài ra, gạch không nung có nhiều ưu điểm về khả năng chống thấm, chống nhiệt, hút ấm ở mức cao,… Đồng thời, kích thước của chúng thường lớn hơn các loại gạch thông thường nên việc sử dụng gạch không nung là giải pháp tiết kiệm khá nhiều chi phí. Hiện nay, gạch không nung đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong ngành xây dựng như: các công trình xây dựng dân dụng, nhà hàng, sân golf, khu nghỉ dưỡng, cao ốc,….
2. Ưu và nhược điểm của gạch không nung
Khi tìm hiểu về bất cứ sản phẩm nào thì ưu điểm và hạn chế của chúng vẫn là những thông tin vô cùng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần quan tâm. Vậy loại gạch không nung thì có những thế mạnh và điểm yếu nào? Dưới đây là bật mí chi tiết:
2.1 Ưu điểm
Gạch không nung có nhiều ưu điểm, điển hình phải kể đến như:
- Độ cứng, độ bền rất tốt và ngày càng tăng theo thời gian sử dụng.
- Khả năng cách nhiệt tốt, hoàn toàn có thể thay thế các loại vật liệu cách nhiệt trên thị trường.
- Khả năng chống thấm, chống nước siêu tốt, với độ hút ẩm dưới 7%, ít bị rong rêu.
- Cường độ chịu lực cao.
- Có khả năng cách âm tốt.
- Gạch không nung rất dễ chế tạo, sản xuất với quy trình đơn giản, thời gian nhanh chóng và không cần đầu tư nhiều.
- Không làm từ đất sét nung, không thông qua nhiệt độ nên giảm thiểu tối đa chu trình đốt nóng bằng than, từ đó giảm lượng khí CO2 bị thoát ra và góp phần bảo vệ môi trường.
- Sản xuất gạch không nung không cần sử dụng đến đất nông nghiệp nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến phần diện tích đất này.
- Các loại vật liệu dùng để sản xuất gạch không nung thường đa dạng, phong phú, có sẵn trong tự nhiên nên việc tạo ra hàng loạt sản phẩm gạch block khá dễ dàng.
- Dây chuyền sản xuất loại gạch này tương đối gọn nhẹ, được tự động hoá nên tiết kiệm chi phí nhân công đáng kể.
- Khi sử dụng gạch không nung thì thời gian thi công xây dựng được rút ngắn, người dùng có thể sử dụng ngay lập tức.
- Trong quá trình thi công, gạch lát không nung không cần trát mạch, do vậy tiết kiệm vật liệu, nhân công, giảm thời gian thi công và nhất là có tác dụng thoát nước cho mặt vỉa hè rất tốt.
- Với đặc điểm bê tông tự động cứng nên quá trình thi công gạch không nung thường không phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa.
- Có thể dễ dàng tháo dỡ gạch cũ để tái chế một cách nhanh chóng.

2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì loại gạch này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định, điển hình phải kể đến như:
- Sản xuất gạch làm tang nhu cầu khai thác cát, đá.
- Khi tác động theo phương ngang thì độ chịu lực của gạch không nung bị giảm đáng kể.
- Loại gạch này thường không linh hoạt trong nhiều công trình thiết kế.
- Hiệu quả chống thấm thường thấp hơn một số vật liệu khác.
- Khi có sự co giãn nhiệt độ đột ngột có thể dẫn đến tình trạng gạch bị nứt gãy.
- Giá thành thường cao hơn đôi chút.
- Trong quá trình sản xuất gạch tuy ít ô nhiễm nhưng các nguyên liệu thứ phẩm của nó cũng gây ô nhiễm cao như xi măng, bột nhôm,…
Như vậy, loại gạch này có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, khách hàng có thể so sánh các tiêu chí với các sản phẩm gạch khác để đưa ra cân nhắc và lựa chọn phù hợp với nhu cầu công việc và công trình xây dựng cụ thể. Dù thế nào, gạch không nung cũng là lựa chọn đáng để nhiều người quan tâm.
3. TOP các loại gạch không nung phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay, gạch không nung bao gồm nhiều loại, được phân chia theo nguyên liệu cũng như quá trình sản xuất. Trong đó, một số loại phổ biến hơn cả là gạch xi măng cốt liệu, gạch bavanh, gạch bê tông, gạch không nung tự nhiên,… Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng, cụ thể:

3.1 Gạch bavanh
- Thành phần nguyên liệu tạo thành gạch bavanh: cát đen + xỉ than + vôi hoặc xi măng.
Gạch bavanh là loại được sử dụng lâu đời ở nước ta với phương thức sản xuất sơ sài, quá trình khá thủ công. Theo đó, người thợ sẽ tiến hành đóng gạch bằng tay và thông qua khuôn tạo hình sẵn, một số trường hợp sử dụng máy móc nhưng công suất còn nhỏ, lực rung tương đối thấp. Khi nói về gạch không nung bavanh thì chúng cũng có những ưu điểm và tồn tại một số hạn chế, cụ thể:
Ưu điểm của gạch bavanh:
- Giá thành thấp, tiết kiệm từ 15 – 20% chi phí nhiên liệu so với các loại khác.
- Quá trình sản xuất đơn giản.
- Thi công nhanh gọn.
- Nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng hoá chất, không cần nung nên thân thiện với môi trường.
- Khả năng cách âm, cách nhiệt và độ bằng phẳng tương đối tốt.
Nhược điểm của gạch bavanh:
- Phương pháp sản xuất thô sơ, lạc hậu nên chưa phổ biến rộng rãi, độ bền chưa cao, chỉ phù hợp với công trình phụ.
- Theo một số nghiên cứu thì loại gạch này có tỉ lệ xi lăng khoảng 8% so với các nguyên vật liệu khác nên bức tường sử dụng gạch bavanh thường chỉ có khả năng chịu lực khá thấp, chỉ rơi vào khoảng từ 30 đến 50 kg/m3.
- Cường độ chịu lực kém đi cùng khả năng thấp nước cao nên gạc dễ bở và vỡ.
Thông thường, gạch bavanh được sản xuất nhỏ lẻ và đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình phụ trợ tại các vùng nông thôn là chủ yếu. Tuy nhiên, đây là loại gạch có giá thành thấp nên người mua có thể cân nhắc tham khảo khi sử dụng trong một số công trình nhỏ lẻ nhất định.

3.2 Gạch xi măng cốt liệu
- Thành phần nguyên liệu tạo thành gạch xi măng cốt liệu: đá mạt + xi măng + chất phụ gia.
Loại gạch này còn có tên gọi khác là gạch bê tông và được sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung tại nước ta hiện nay. Đây là một trong các loại gạch đang được khuyến khích sử dụng nhiều nhất và được ưu tiên phát triển mạnh nhất nhờ đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường, phương pháp thi công. Tương tự như các loại gạch khác, xi măng cốt liệu có những ưu và nhược điểm phải kể đến như:
Ưu điểm của gạch xi măng cốt liệu:
- Gạch có khả năng chống nóng, chống thấm và cách nhiệt rất tốt.
- Vật liệu xanh nên đảm bảo an toàn nên được khuyến khích sử dụng hơn gạch nung truyền thống.
- Cường độ chịu lực tốt (trên 80kg/m3), tỉ trọng lớn (1900kg/m3) nhưng những loại kết cấu lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn (1800kg/m3).
- Với những công trình cao tầng thì gạch xi măng là gợi ý tốt nhất bởi chúng tạo đối trọng và kết cấu vững chắc với cường độ cao và đảm bảo độ bền lớn cho công trình.
- Gạch xi măng cốt liệu có thể đạt đến khối lượng thể tích từ 1.300 đến 1.800 kg/m³ nếu dùng kết cấu lỗ nên hoàn toàn không quá nặng.
- Sử dụng vữa bình thường khi xây.
- Đáp ứng tốt nhất những yêu cầu về kỹ thuật và thiết kế.
Nhược điểm của gạch xi măng cốt liệu:
- Giá thành thường cao hơn gạch bavanh.

3.3 Gạch không nung tự nhiên
- Thành phần nguyên liệu cấu thành gạch không nung tự nhiên: Xi măng + cát.
Loại gạch này được tạo thành từ xi măng và cát thông qua quá trình phong hoá đá bazan và hoàn toàn không qua nhiệt độ nung như các loại gạch thông thường. Như yaaj, loại gạch này thường xuất hiện và được sử dụng nhiều ở các vùng có puzolan tự nhiên với hình thức sản xuất mang tính tự phát, địa phương, quy mô nhỏ. Điều này đồng nghĩa với lượng gạch được sản xuất ít và không phổ biến trên thị trường như các loại gạch không nung khác.
3.4 Gạch không nung bê tông nhẹ
- Thành phần nguyên liệu cấu tạo gạch bê tông nhẹ: Xi măng + cát mịn + tro bay + chất phụ gia tạo bọt.
Loại gạch này được sản xuất bằng công nghệ bọt khí, không cần nung nóng và có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy vô cùng hiệu quả. Gạch có trọng lượng siêu nhẹ, thích hợp để sử dụng để xây dựng công trình chống nóng, điển hình sân mái,… Gạch bê tông nhẹ nhờ những ưu điểm trên mà ngày càng được nhiều người quan tâm.
3.5 Gạch không nung bê tông chưng khí áp
Loại gạch này tên Tiếng Anh là Autoclaved Aerated Concrete – gọi tắt là AAC. Chúng là loại gạch bê tông khí, hỗn hợp của cát hay tro bay với xi măng và vôi. Trải qua quá trình dưỡng bằng hơi nước ở áp suất cao trong nồi hấp làm cho sản phẩm ổn định cả về tính chất vật lý và hóa học. Đặc biệt, bê tông khí chứa bong bóng khí rất nhỏ nằm tách biệt nên tạo cho bê tông khả năng cách âm cách nhiệt tốt. Gạch không nung bê tông chưng khí áp hiện không quá phổ biến trên thị trường.

4. Gạch không nung giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Bên cạnh việc băn khoăn gạch không nung là gì cũng như các loại phổ biến, ưu điểm và hạn chế của từng loại,… thì nhiều người còn băn khoăn nên mua loại gạch này ở đâu và giá bao nhiêu? Dưới đây là giải đáp chi tiết các thông tin trên:
4.1 Bảng giá gạch không nung: Cập nhật!
Giá bán gạch không nung phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại gạch, số lượng gạch cần mua, địa chỉ phân phối,… Để khách hàng có cái nhìn khách quan thì dưới đây là bảng giá tham khảo một số loại gạch nhất định:
Loại gạch không nung | Đơn giá tham khảo (viên gạch) |
Gạch block | 950 – 7.600 VNĐ |
Gạch đặc | 700 – 850 VNĐ |
Gạch rỗng 3 lỗ | 4.500 – 7.000 VNĐ |
Gạch rỗng 4 lỗ | 2.500 – 5.000 VNĐ |
4.2 Các nhà máy sản xuất gạch không nung lớn nhất Việt Nam
Tại Việt Nam, gạch được sản xuất ở khắp mọi nơi với quy mô từ nhỏ tới lớn. Trong đó, một số nhà máy sản xuất gạch không nung lớn nhất Việt Nam phải kể đến như: Nhà máy gạch của công ty Tân Thành 9 (Thanh Hoá), Công ty Trần Châu (Hà Tĩnh), Đại Dũng Xanh (TP. Hồ Chí Minh), nhà máy Bách Việt, Công ty cổ phần HASS, Công ty Đại Dũng, Công ty Phan Lâm Anh,…
Bên cạnh những nhà máy lớn thì gạch không nung còn được sản xuất với quy mô nhỏ trên khắp cả nước. Ở mỗi địa phương đều có những nhà máy gạch hoặc xưởng sản xuất gạch. Tuy nhiên, mức độ công nghiệp hoá chưa cao. Vì vậy, việc lựa chọn đơn vị phân phối nào còn phụ thuộc vào khu vực sinh sống, khu vực công trình cần xây dựng cũng như những cân nhắc yếu tố về giá cả và một số vấn đề khác.

5. Sử dụng xe nâng trong nhà máy sản xuất gạch không nung
Để quá trình nâng hạ, vận chuyển, bốc xếp gạch trở nên nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, hiệu quả cao hơn thì việc ứng dụng xe nâng hàng đang được nhiều người lựa chọn. Với loại gạch không nung thì xe nâng sử dụng cần được trang bị bộ kẹp gạch chụp gắp (hay còn được gọi là bộ kẹp dọc).
Việc sử dụng xe nâng kẹp gạch có thể dễ dàng vận hành ở nhiều khu vực. Bộ chụp gắp được chế tạo từ thép cứng với độ bền cao, chống biến dạng cơ học khi làm việc ở môi trường khắc nghiệt hay sức ép lớn. Chúng còn được trang bị hệ thống 2 xilanh thủy lực với đồng hồ đo áp suất và van chống rơi. Tất cả đều được thiết kế riêng biệt cho bộ kẹp giúp cho gạch được nâng dễ dàng và đảm bảo không bị rơi vỡ, nâng khoảng khoảng 600 – 900 viên gạch tiêu chuẩn trong một lần dễ dàng.
Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn là đơn vị phân phối xe nâng kẹp gạch Hangcha uy tín, chính hãng với mức giá tốt nhất. Các dòng xe nâng kẹp gạch Hangcha vô cùng đa dạng, nhiều mức tải trọng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của mọi doanh nghiệp. Với chính sách bảo hành hậu mãi, đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, chu đáo, mua xe nâng kẹp gạch Hangcha tại Công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn là giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất gạch hiện nay.
6. Gạch không nung và những câu hỏi thường gặp nhất
Bên cạnh những băn khoăn kể trên thì không ít người còn thắc mắc nên chọn mua loại gạch nung hay không nung? Cần lưu ý gì khi xây nhà bằng gạch không nung? Dưới đây là giải đáp chi tiết kèm những thông tin thường gặp về loại gạch này.
6.1 Nên chọn gạch không nung hay gạch đỏ?
Bảng so sánh một số tiêu chí giữa gạch không nung và gạch nung (gạch đỏ):
TIÊU CHÍ | GẠCH KHÔNG NUNG | GẠCH ĐỎ (GẠCH NUNG) |
Nguyên liệu | Cát, xi măng, mạt đá, than xỉ, sỏi, vôi,… | Đất nông nghiệp. |
Môi trường | Không trải qua quá trình nung nên không gây khói bụi, không thải khí CO2 nên thân thiện với môi trường. | Trải qua quá trình nung, nhiều khói bụi và sinh ra khí CO2 gây hại cho môi trường. |
Khả năng chịu lực | Cao hơn | Thấp hơn |
Tỷ trọng (kg/m3) | 500 – 850 | 1800 |
Cường độ chịu nén (Mpa) | 3.5 – 60 | 42 – 70 |
Hệ số cách âm (dB) | Khả năng cách âm tốt hơn. | Khả năng cách âm tương đối thấp. |
Cách nhiệt | Cách nhiệt tốt. | Khả năng cách nhiệt thấp. |
Hệ số dẫn nhiệt (W/m.k) | 0.12 | 1.15 |
Chống cháy | Được tạo thành từ vật liệu vô cơ nên không bắt cháy và có khả năng chống cháy lên tới 4 giờ. | Chịu được nhiệt độ của dám cháy trong khoảng 1 – 2 giờ. |
Độ chính xác | Độ chính xác cao, sai số vật liệu rất nhỏ khoảng ± 1 – 2mm | Độ sai số khoảng ± 5mm |
Độ hút nước | 4 – 8 % | 8 – 20 % |
Tiết kiệm năng lượng | Tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hoà trong phòng. | Khả năng tiết kiệm điện không cao. |
Màu sắc | Màu xám | Màu đỏ thẫm |
Khả năng chống rêu mốc | Tốt hơn gạch nung. | Tương đối tốt |
Độ bền |
|
|
Giá bán | Thấp hơn | Cao hơn |
Từ bảng phía trên có thể thấy mỗi loại gạch đều có những điểm mạnh riêng. Tuy nhiên, gạch không nung vẫn chiếm nhiều ưu điểm vượt trội, với chất lượng cao, giá rẻ nên ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt, gạch không nung xi măng cốt liệu với điểm mạnh nổi bật đã trở thành giải pháp lý tưởng cho ngành xây dựng và đang dần thay thế gạch đỏ hiện nay. Thế nhưng, việc chọn lựa loại gạch nào vẫn phụ thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng tài chính và sự cân nhắc của khách hàng.

6.2 Xây gạch không nung có bị thấm nứt không?
Đây cũng là câu hỏi chung mà nhiều người đang băn khoăn. Theo đó, hiện tượng tường bị nứt thấm có thể do nhiều nguyên nhân, điển hình như: Do sự co giãn độ ẩm và nhiệt độ lớn, tường nhà không nứt nhưng vẫn bị thấm hoặc tường nhà bị nứt thấm do hở mạch vữa dọc.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thấm nứt chứ không nhất thiết do gạch. Vì vậy, để tránh tình trạng thấm nứt thì người xây dựng cần lựa chọn gạch không nung xi măng cốt liệu sẽ có khả năng chống thấm tốt cũng như mua tại địa chỉ uy tín và có phương pháp thi công chuẩn nhất.
6.3 Các kích thước gạch không nung phổ biến nhất
Hiện nay, loại gạch trên rất đa dạng với nhiều kích thước, điển hình như: 600x200x200, 600x200x150, 600x200x100, 600x300x200,… Đồng thời, tỷ trọng trong khoảng 400kg/m3 đến 1.000kg/m. Ngoài ra, mỗi loại gạch cũng sẽ có những loại kích thước khác nhau. Khi có nhu cầu mua gạch thì khách hàng có thể cân nhắc từng loại và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho công trình cần xây dựng.

6.4 Cần chú ý gì khi xây nhà bằng gạch không nung?
Khi sử dụng gạch không nung để xây nhà thì người dùng cần lưu ý:
- Để đảm bảo độ kết dính, không gây nứt tường hay thấm nước,… thì người sử dụng cần chọn loại vữa thích hợp với gạch không nung.
- Sử dụng vữa ở mức vừa đủ, không quá nhiều có thể vừa với viên gạch không nung.
- Sau khoảng 3 giờ trát vữa cần tưới nước khoảng 3-5 lần/ngày, áp dụng khoảng 5 ngày để đảm bảo tuổi thọ của công trình được nâng cao.
- Thông thường gạch không nung sẽ có kích thước lớn nên khi xây dựng cần lưu ý xây hết hàng này mới đến hàng trên để tránh trọng lượng của tường bị dồn lại, dễ gây thấm nứt.
- Trước khi trát vữa thì người xây nên phủ một lớp bột hồ xi măng được hoá lỏng rồi phun lên tường để gạch bắt vữa tốt và nhanh hơn.
- Lựa chọn địa chỉ phân phối gạch uy tín và người xây có trình độ, kinh nghiệm cao.
Phía trên là những thông tin cơ bản về gạch không nung. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp hoặc có nhu cầu mua xe nâng gạch, khách hàng hãy liên hệ ngay hotline 0869 285 225 để được đội ngũ chuyên viên của Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn tư vấn và hỗ trợ chi tiết.