Tai nạn xe nâng đang làm một trong những vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi lẽ khi tai nạn xe nâng xảy ra chúng để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến các tai nạn xe nâng thường thấy và cách phòng chống chúng ra sao. Trong bài viết này Xenangthienson.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về chủ đề này nhé.
Nội dung bài viết
I. Những tai nạn xe nâng thường gặp.
Xe nâng có kích thước và trọng tải lớn chúng thường di chuyển chậm trong các khu vực giới hạn. Chính vì lý do này mà rất nhiều người điều khiển xe nâng và những người xung quanh không chú ý cảnh giác, gây mất an toàn. Một số loại tai nạn xe nâng thường gặp phải kể đến như:
1.1 Tai nạn lật xe nâng hàng
Xe nâng là một trong những tai nạn phổ biến thường thấy và gây hậu quả nghiêm trọng với người điều khiển và những người xung quanh. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 35% các tai nạn xe nâng là do các vấn đề liên quan đến tải trọng. Với những loại xe nâng tải trọng lớn chúng có kích thước hầm hố cùng với càng nâng lớn. Vì vậy khi xảy ra lật đổ chúng không chỉ gây thương vong cho người điều khiển mà cả những người xung quanh.
a) Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lật xe nâng.
Khi xe nâng làm việc trong các địa hình phức tạp cùng với mất cân bằng tải trọng, rất dễ gây ra lật đổ xe nâng. Một số nguyên nhân khác dẫn đến tai nạn lực xe nâng phải kể đến như: Lái xe không chú ý, Quay gấp xe, Lái xe với tốc độ cao, Bề mặt làm việc của xe nâng gồ ghề, Không chú ý quan sát xung quanh, hay trục trặc thiết bị.
b) Cách phòng tránh tai nạn lật xe nâng.
Để có thể phòng tránh các tai nạn liên quan đến lật xe nâng bạn cần tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn vận hành, quay đầu xe cẩn thận. Việc kiểm tra tâm và trọng của hàng hóa, sử dụng đúng loại xe với tải trọng cho phép là phương thức phổ biến giúp hạn chế lật xe.
Lái xe cũng cần được đào tạo bài bản để sử dụng một cách an toàn và hiệu quả. Trong quá trình điều khiển xe nâng cần quan sát thật kỹ xung quanh, di chuyển với tốc độ hợp lý, và giữ khoảng cách an toàn với phương tiện và người.

1.2 Rơi tải (hàng hóa) – Tai nạn xe nâng.
Trong các loại tai nạn xe nâng thì việc với tải là một trong những loại tai nạn phổ biến nhất. Cho dù bạn sử dụng các loại xe nâng thấp hoặc xe nâng cao thì vấn đề liên quan đến rơi, hỏng hàng hóa vẫn thường xuyên xảy ra. Khi sử dụng xe nâng để nâng hạ và di chuyển các loại hàng hóa có giá trị lớn, hoặc dễ hỏng việc rơi vỡ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với những loại xe nâng tầm cao, việc rơi tải là vô cùng nguy hiểm cho những người bên dưới và cả lái xe.
a) Nguyên nhân của rơi tải trọng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tai nạn rơi tải trọng khi sử dụng xe nâng. Trong đó đó việc chuyên chở quá tải trọng hoặc tải trọng không ổn định là nguyên nhân chính.
Vận chuyển hàng hóa quá tải trọng sẽ làm giảm tuổi thọ, đồng thời gây mất an toàn xe nâng. Khi tải quá khả năng nâng hạ của xe, sẽ rất dễ dẫn tới việc gây ra rơi tải.
Tải trọng không ổn định là khi bạn sử dụng các loại cái phụ kiện xe nâng không phù hợp với hàng hóa cần nâng. Việc này dẫn tới hàng hóa không được giữ một cách chắc chắn trong quá trình nâng hạ và di chuyển.
Việc tính toán sai tâm tải trọng của hàng hóa cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc rơi tải. Bởi lẽ khi vận chuyển hàng hóa được nâng trực tiếp thông qua càng nâng mà không có bất kì thiết bị cố định nào được sử dụng. Vì vậy nếu bạn tính toán sai tâm tải trọng thì chúng sẽ gây ra hiện tượng tròng trành dễ lật đổ.
b) Cách phòng tránh rơi tải trọng.
Để phòng tránh việc hàng hóa rơi khi nâng hạ hoặc di chuyển người vận hành cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn. Kiểm tra thật kỹ hàng hóa cần nâng, đảm bảo chắc chắn về tải trọng và tâm tải trọng. Tuyệt đối không nâng hạ các loại hàng hóa có trọng tải lớn hơn mức quy định. Chằng buộc các loại hàng hóa nhỏ tránh rơi rớt khi di chuyển. Kiểm tra địa hình làm việc của xe nâng cũng là cách giúp đảm bảo xe hoạt động ổn định và cân bằng.
>> Tham khảo thêm các loại xe nâng điện tại đây: https://xenangthienson.com/xe-nang-dien/

1.3 Tai nạn xe nâng va chạm với người xung quanh
Tai nạn xe nâng phổ biến tiếp theo thường gặp là va chạm với người xung quanh. Trong quá trình vận hành xe nâng nếu người lái xe không chú ý sẽ rất dễ xảy ra các va chạm. Những va chạm thường thấy là vai chạm với càng nâng và với hàng hóa trên xe.
Khi va chạm xe nâng xảy ra chúng thường để lại hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân.Xe nâng có tải trọng rất lớn, quán tính, và lực đè khủng khiếp. Đặc biệt càng của xe nâng nhỏ, và tương đối mỏng, nhỏ, nên khi xe di chuyển tốc độ cao rất nguy hiểm.
a) Nguyên nhân dẫn đến tai nạn va chạm với người xung quanh.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn xe nâng kiểu này thường đến từ người điều khiển, vận hành xe nâng. Do thiếu quan sát, không tuân thủ các quy định vận hành xe, và không nhắc nhở mọi người tránh xa khu vực xe nâng vận hành.
Một số nguyên nhân dẫn đến va chạm bạn cũng cần để ý như: Thiếu tầm nhìn do hàng hóa cồng kềnh, cua gấp dẫn đến xảy ra va quệt,…
b) Cách phòng tránh.
Cũng như các trường hợp khác, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi vận hành xe nâng là điều vô cùng cần thiết. Cần quan sát thật kỹ khu vực làm việc, nhắc nhở những người xung quanh chủ động quan sát và giữ khoảng cách với xe nâng. Đồng thời giảm tốc độ, quanh sát và phát cảnh báo tại những khu vực tầm nhìn hạn hẹp và quay đầu xe.

1.4 Người bị đè bởi bàn nâng hoặc bàn nâng.
Không hiếm trường hợp người bị bàn nâng hoặc càng nâng đè trong quá trình nâng hạ hàng hóa. Có 2 trường hợp thường thấy nhất cho kiểu tai nạn này là: Đứng dưới càng nâng khi xe nâng đang nâng hạ hàng hóa; và trèo lên nóc xe nâng, giá kho hàng để xếp dỡ hàng hóa. Nếu người điều khiển xe nâng khi hạ càng không chú ý có thể gây tử vong cho nạn nhân.
a) Nguyên nhân dẫn đến tai nạn
Nguyên nhân dẫn đến việc người bị đè dưới càng nâng đến từ 2 phía cả người điều khiển và nạn nhân. Chính tâm lý chủ quan, không tuân thủ quy tắc an toàn lao động gây ra hậu quả nghiêm trọng.
b) Cách phòng tránh
Trước khi tiến hành nâng hạ hàng hóa, đặc biệt với các loại xe tải trọng lớn, người điều khiển xe nâng cần quan sát thật kỹ xung quanh khu vực nâng hạ. Nhắc nhở đồng nghiệp chú ý an toàn, không đứng dưới khu vực càng nâng, cũng như không leo lên nóc cabin, hoặc phía trên hàng hóa khi xe đang làm nhiệm vụ.

1.5 Bị kẹt giữa khung nâng và cabin.
Bị kẹt giữa khung nâng và càng nâng là tai nạn xe nâng ít gặp. Thế nhưng nếu người điều khiển không chú ý thì sự cố này hoàn toàn có thể xảy ra. Thông thường, các loại xe nâng đều có khả năng nghiêng trục nâng 1 góc nhất định so với phương thẳng đứng. Vì vậy nếu không chú ý người ta có thể leo lên nóc cabin, hoặc với người qua buồng lái để điều chỉnh hàng khi xe đang hoạt động. Nếu trong lúc này trụ nâng nghiêng về phía cabin, thì rất có thể sẽ xảy ra kẹt người giữa khung nâng và cabin xe.

1.6 Tai nạn rơi người từ trên cao xuống
Ngã từ trên cao xuống đất là 1 loại tai nạn xe nâng khác. Lợi dụng khả năng nâng hạ hàng hóa với độ cao lớn. Một số người có thói quen sử dụng nó làm công cụ để đưa người lên cao. Thế nhưng xe nâng được thiết kế đơn giản với càng nâng hoặc bộ phận càng nâng hạ. Chúng hoàn toàn không được thiết kế để vận chuyển người. Vì vậy khi vận chuyển, đưa người lên cao việc rơi khỏi thiết bị nâng rất phổ biến.

II. Cách phòng tránh tai nạn xe nâng.
Tai nạn nói chung và tai nạn xe nâng nói riêng là điều không ai mong muốn. Vì vậy để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, ổn định hạn chế các rủi ro không đáng có bạn cần tuân thủ các nguyên tắc về phòng tránh tai nạn xe nâng. Vậy những cách hai nguyên tắc vận hành và phòng tránh tai nạn xe nâng nào thường được áp dụng?
2.1 Học tập nâng cao trình độ.
Cách tốt nhất để phòng tránh các tai nạn xe nâng là học tập và nâng cao trình độ bản thân, cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Để có thể vận hành xe nâng 100% người lái xe cần được đào tạo bài bản và có chứng chỉ lái xe nâng. Cho cán bộ công nhân viên tham gia các khóa học khi vận hành các loại máy móc thiết bị mới.
Những kiến thức, quy định về an toàn lao động nói chung và vận hành xe nâng nói riêng cần liên tục được cập nhật và phổ biến rộng rãi. Không ngừng Tuyên truyền để người lao động hiểu rõ về các quy định phòng ngừa tai nạn.
2.1 Nâng hạ hàng hóa đúng tải trọng quy định.
Trên tất cả các loại xe nâng đều có ghi rõ mức tải trọng cho phép. Khi vận hành xe nâng bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt về nâng hàng đúng tải trọng. Việc này vừa giúp đảm bảo hoạt động bền bỉ, tăng tuổi thọ xe nâng cũng như giảm thiểu các tai nạn không đáng có.

2.3 Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn
Ngoài việc được đào tạo chuyên nghiệp bài bản về vận hành xe nâng, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong quá trình vận hành. Tuyệt đối không lạm dụng xe nâng thực hiện các nhiệm vụ ngoài quy định. Không lơ là, bỏ qua các bước đảm bảo an toàn nhỏ.
2.4 Chú ký quan sát giúp giảm tai nạn xe nâng.
Đối với các loại xe nâng tải trọng lớn hàng hóa cần nâng hạ vô cùng lớn và cồng kềnh. Chính vì vậy tầm nhìn cũng như góc quan sát của người lái xe có thể bị hạn chế. Với những khu vực chật hẹp bạn cần thực hiện quan sát thật kỹ trước khi di chuyển.
Đặc biệt với những loại hàng hóa cần bốc xếp như container, bạn nên dành 1 chút thời gian di chuyển và quan sát khu vực mình chuẩn bị làm việc. Nếu có thể hãy đặt biển cảnh bảo hạn chế qua lại. Bởi không ít trường hợp tai nạn xe nâng do bị kẹt bên trong khi tiến hành đẩy, xếp container.
2.5 Lái xe với tốc độ cho phép
Tốc độ lớn nhất của xe nâng có thể đạt tới 30 km trên giờ. Với loại xe kích thước, trải trọng lớn, trở hàng hóa cồng kềnh bạn sẽ rất khó để xử lý khi có tình huống bất ngờ.
Tải trọng của xe nâng được tập trung vào phần 2 bánh trước. Điều chỉnh hướng lái được đặt vào 2 bánh sau. Vì vậy khi điều hướng ở tốc độ cao sẽ rất khó khăn. Nếu đối hướng động ngột có thể gây lật xe rất nguy hiểm.
Hãy đảm bảo điều khiển xe nâng với tốc độ vừa phải, vừa điều khiển vừa quan sát. Tốc độ di chuyển ở khu vực rộng tối đa nên duy trì vào khoảng 10km/h. Trong khu vực nhà kho, nhà xưởng, tốc độ đảm bảo không nên quá 5km/h (bằng hoặc thấp hơn tốc độ của người đi bộ)
2.6 Tuyệt đối không di chuyển khi xe làm việc.
Hãy chắc chắn rằng bạn (người điều khiển), và những người xung quanh không di chuyển trên và xung quanh xe khi xe đang vận hành. Hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều được kiểm soát và ở đúng vị trí vốn có của nó. Tương tự không một công nhân nào được phép leo trèo lên nóc cabin, và khu vực càng nâng (trừ chuyên viên kỹ thuật sửa chữa xe nâng)

2.7 Đánh dấu cảnh báo khu vực nguy hiểm
Nếu có thể hãy thiết lập hệ thống cảnh báo sớm quanh khu vực làm việc của xe nâng. Bạn có thể sử dụng dây cảnh báo bao quanh, sơn, biển chỉ dẫn hoặc đèn cảnh báo nguy hiểm tại khu vực làm việc của xe nâng.
2.8 Đảm bảo thời gian làm việc của người điều khiển.
Hãy chắc chắn rằng người điều khiển xe nâng có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Cũng tương tự như các loại phương tiện khác các bạn không nên điều khiển xe nâng trong một khoảng thời gian dài. Việc này giúp đảm bảo người lái xe luôn trong tình trạng tập trung và thoải mái nhất.
2.9 Thiết kế khu vực làm việc hợp lý.
Đối với khu vực nhà kho bến bãi việc sắp xếp khu vực làm việc dành riêng cho xe nâng và lối đi là vô cùng quan trọng. Bạn cần đảm bảo hai yếu tố về diện tích sử dụng và an toàn vận hành. Khi thiết kế nhà kho cần chú ý đến độ rộng, góc cua để xe nâng có thể di chuyển và vận hành một cách dễ dàng. Tại các khu vực rộng lớn cần chú ý dọn dẹp lối đi, bổ sung các gương cầu lồi tại ngã rẽ giúp tăng khả năng quan sát.