Khi chọn mua xe nâng thì động cơ là tiêu chí quan trọng hàng đầu để doanh nghiệp lựa chọn. Mỗi loại động cơ đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Dưới đây là thông tin về động cơ xe nâng cũng như các hãng phổ biến hiện nay.
Nội dung bài viết
1. Động cơ là gì? Động cơ xe nâng là gì?
Động cơ hay còn gọi là Mô tơ (tiếng Anh: Motor) là thiết bị chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó (thiên nhiên hoặc nhân tạo) thành động năng. Động cơ có nhiều loại, điển hình như: động cơ đốt trong, động cơ gió, động cơ thuỷ lực, động cơ diesel, động cơ điện,…

Động cơ xe nâng chính là thiết bị chuyển hoá năng lượng thành động năng giúp xe có thể vận hành, nâng hạ và di chuyển hàng hoá. Mỗi loại xe nâng sẽ sử dụng loại động cơ khác nhau với cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động riêng.
2. Tìm hiểu về động cơ xe nâng điện
Xe nâng điện sử dụng động cơ điện (motor điện) để chuyển hoá điện thành động năng giúp xe có thể vận hành. Loại động cơ này không chỉ sử dụng ở xe nâng mà còn được ứng dụng phổ biến trong đời sống. Xe nâng điện sử dụng bình ắc quy để tích trữ điện năng và chuyển hoá chúng thành năng lượng cho xe hoạt động.
Xe nâng sử dụng động cơ điện bao gồm nhiều loại, bên cạnh việc phân chia theo tải trọng thì chúng còn được chia làm 3 kiểu điều khiển cơ bản là:
- Xe nâng điện ngồi lái
- Xe nâng điện đứng lái.
- Xe nâng tay điện.
Thông thường, xe nâng điện sử dụng bình ắc quy có thể hoạt động liên tục trong 8 giờ đồng hồ. Sau đó, người sử dụng cần tiến hành sạc pin/ắc quy để tiếp tục sử dụng. Thời gian sạc khoảng 6-8 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, hiện nay một số công nghệ sạc nhanh như pin lithium cũng đang được ứng dụng rộng rãi, tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.

Động cơ xe nâng điện có những ưu điểm và hạn chế nhất định, cụ thể:
2.1 Ưu điểm
Với các dòng xe sử dụng động cơ điện thì có ưu thế hơn hẳn dòng xe thông thường ở những điểm sau đây:
- Vận hành êm ái: Đây là điểm nổi bật ở các dòng xe nâng sử dụng động cơ điện. Xe nâng điện vận hành êm, không phát ra tiếng ồn lớn nên được sử dụng nhiều trong các không gian kín.
- Thân thiện với môi trường: Động cơ xe nâng điện hoạt động không chỉ êm ái mà còn ít tạo ra khí thải. Chính vì vậy, đối với những doanh nghiệp vận hành chú trọng môi trường xanh – sạch thì lựa chọn xe nâng điện chính là tối ưu.
- Tạo cảm giác thoải mái cho người vận hành: Xe nâng điện ít rung nên luôn mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người lái. Đây cũng là ưu thế của các dòng xe nâng sử dụng động cơ điện.
- Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, tinh tế: Điều này giúp xe có thể vận hành linh hoạt trong nhiều không gian, bao gồm cả nơi có diện tích hẹp và lối đi nhỏ.
- Chi phí vận hành thấp: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, việc sử dụng điện sẽ ít tốn chi phí hơn những loại nhiên liệu khác. Chính vì vậy, động cơ xe nâng điện cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí vận hành, từ đó tối ưu lợi nhuận.
- Ít phải bảo trì, bảo dưỡng: Các dòng xe nâng điện được đánh giá cao bởi ít khi gặp hư hỏng, hạn chế chi phí bảo trì, bảo dưỡng.
2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì động cơ xe nâng điện vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể:
- Khó tiếp nhiên liệu: Đây chính là nhược điểm đầu tiên phải kể đến với dòng xe sử dụng động cơ điện. Thay vì tiếp nhiên liệu trực tiếp nhanh chóng thì xe nâng điện cần thời gian sạc pin tương đối lâu.
- Khó hoạt động liên tục nhiều ca/ngày: Cũng bởi đặc trưng về sạc điện nên xe nâng điện không thể làm việc liên tục nhiều ca.
- Khó sử dụng ở khu vực ngoài trời: Nếu như xe nâng sử dụng động cơ đốt trong có thể dễ dàng làm việc ở ngoài trời, nơi có địa hình và khí hậu khắc nghiệt thì xe nâng điện lại hạn chế về điểm này.
- Giá xe tương đối cao: So với những dòng xe có cùng phân khúc thì động cơ xe nâng điện có giá cao hơn.
3. Tìm hiểu về động cơ xe nâng dầu, gas
Bên cạnh động cơ xe nâng điện thì hiện nay các dòng xe nâng sử dụng động cơ đốt trong, điển hình là dầu diesel và gas cũng ngày càng phổ biến. So với động cơ điện thì loại này có những đặc điểm khác nhau với những ưu thế và hạn chế nhất định, cụ thể:

3.1 Ưu điểm
Các dòng xe nâng sử dụng động cơ đốt trong có nhiều lợi thế, điển hình như:
- Làm việc tốt ở khu vực ngoài trời, nơi có địa hình gồ ghề, dốc hay khí hậu khắc nghiệt: Với những ngành nghề như vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản, đá, gỗ,… thì việc sử dụng xe nâng động cơ đốt trong là lựa chọn tối ưu.
- Bền bỉ, mạnh mẽ và hiệu suất hoạt động cao: Với động cơ xe nâng dầu diesel được đánh giá khá cao về độ bền bỉ cũng như sức mạnh của chúng.
- Chịu tải trọng lớn: Các dòng xe nâng dầu vô cùng đa dạng với nhiều mức tải trọng khác nhau, bao gồm cả tải trọng lớn 16 tấn, 45 tấn,…
- Dễ dàng tiếp nhiên liệu: Khi xe hết dầu thì người dùng chỉ cần tiếp dầu là động cơ có thể hoạt động ngay lập tức. Chính vì vậy, chúng có thể hoạt động liên tục nhiều ca trong ngày.
- Chi phí rẻ: Thông thường so với xe nâng điện có cùng phân khúc tải trọng thì giá xe nâng dầu sẽ thấp hơn.
3.2 Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên thì động cơ xe nâng dầu còn tồn tại những nhược điểm nhất định:
- Chi phí nhiên liệu khi vận hành lớn: Thông thường chi phí này sẽ cao hơn so với động cơ xe nâng điện.
- Phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng: Do hoạt động ở khu vực ngoài trời là chủ yếu nên việc bảo trì xe cần diễn ra thường xuyên.
- Khí thải ra môi trường và tiếng ồn lớn.
4. Một số loại động cơ xe nâng phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại động cơ với xuất xứ ở nhiều quốc gia. Mỗi loại có những đặc điểm riêng và thích hợp với các dòng xe nâng khác nhau. Trong đó, một số loại động cơ xe nâng phổ biến hàng đầu phải kể đến là: động cơ Xinchai, Isuzu, Mitsubishi.
4.1 Động cơ Xinchai
- Xuất xứ: Trung Quốc
Đây là động cơ được trang bị trên hầu hết các dòng xe nâng Trung Quốc. Loại động cơ này được sử dụng trong những loại xe có phân khúc tải trọng nhỏ và trung bình và được đánh giá cao. Động cơ này đáp ứng điều kiện làm việc khắc nghiệt, chi phí đầu tư ban đầu thấp, phụ tùng phổ biến nên được nhiều doanh nghiệp ưu tiên khi lựa chọn xe nâng hàng.

4.2 Động cơ Mitsubishi
- Xuất xứ: Nhật Bản
Đây là động cơ được đánh giá cao và nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Động cơ Mitsubishi có nhiều cải tiến giúp giảm độ ồn, hạn chế khí thải ra môi trường cũng như tiết kiệm nhiên liệu khá tốt. Đặc biệt, nhiều bộ phận giúp giảm âm thanh, tiếng ồn nên việc sử dụng động cơ này trong không gian kín cũng khá phù hợp. Hơn hết, đây là động cơ xe nâng được đánh giá khá cao về độ bền cũng như hiệu suất hoạt động.

4.3 Động cơ Isuzu
- Xuất xứ: Nhật Bản
Động cơ Isuzu được đánh giá khá cao về hiệu suất hoạt động, sự ổn định cũng như sức mạnh. Isuzu tích hợp công nghệ giúp giảm tiếng ồn, hạn chế tối đa lượng khí thải ra môi trường cũng như nâng cao công suất hoạt động. Đây là loại động cơ xe nâng khá được ưa chuộng hiện nay.

5. Các hư hỏng thường gặp trên động cơ xe nâng và cách khắc phục
Một số hư hỏng thường gặp và cách xử lý điển hình như sau:
- Động cơ khó khởi động: Có thể do bình điện yếu, đầu nối cực bị lỏng,… Cách xử lý đơn giản là kiểm tra và nạp điện cho bình, siết chặt các đầu cực ắc quy và khởi động lại.
- Máy khởi động bình thường nhưng động cơ không nổ: Nguyên nhân xuất phát có thể do hết nhiên liệu, tắc lọc nhiên liệu hoặc nhiên liệu bị lẫn khí,… Với lỗi này cần bổ sung nhiên liệu hoặc kiểm tra vấn đề cụ thể để xử lý.
- Động cơ bị quá nóng: Do thiếu nước làm mát, van hằng nhiệt bị hư hỏng, két nước bị tắc, bụi bẩn,… Người dùng cần làm sạch két nước, kiểm tra xem có hiện tượng tắc nghẽn hay rò rỉ hay không, kiểm tra van hằng nhiệt,… và xử lý theo từng bộ phận gặp vấn đề.
- Nhiên liệu bị tiêu hao quá mức: Do rò rỉ đường ống dẫn nhiên liệu, bơm cao áp chỉnh không chính xác hay nhiên liệu kém chất lượng,… Lúc này hãy kiểm tra và thay nhiên liệu, kiểm tra hệ thống buồng đốt, bơm, kim phun,…
- Động cơ xe nâng xả ra nhiều khói đen: Vấn đề này có thể do tắc lọc khí, tắc hoặc hỏng kim phun, tắc ống cao su đường hút. Cách xử lý đơn giản là vệ sinh hoặc thay lọc gió, thay ống cao su, kim phun,…
- Nắp động cơ bị cong vênh, rạn nứt: Có thể gây nên hiện tượng rò hơi, hụt dầu, lot nước,… gây giảm công suất nên cần thay mới hoặc tìm cách khắc phục.
- Thân máy bị nứt: Gây ảnh hưởng đến các bộ phận và công suất của động cơ.
- Động cơ bị hỏng vòng bi: Có biểu hiện dễ nhận biết nhất chính là xe phát ra tiếng kêu lớn và ảnh hưởng đến quá trình vận hành của xe nâng. Cách khắc phục đơn giản là thay thế vòng bi mới.
- Động cơ bị cháy: Thường xuất phát từ quá tải do công suất không phù hợp. Vì vậy, người dùng cần lựa chọn công suất phù hợp cho động cơ xe nâng.

Trường hợp động cơ gặp vấn đề, gây ảnh hưởng đến hoạt động của xe thì cần tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục. Nếu quá nhiều lỗi thì hãy thực hiện quá trình đại tu xe, đảm bảo các bộ phận đều được khắc phục vấn đề và hoạt động tốt nhất.
6. Động cơ xe nâng HangCha
Trong số các dòng xe nâng có mặt trên thị trường hiện nay thì xe nâng thương hiệu HangCha được nhiều người ưa chuộng. Đây là thương hiệu xe nâng Trung Quốc bán chạy số 1 tại thị trường Việt Nam. Xe nâng HangCha có nhiều loại, sử dụng động cơ dầu, động cơ điện,… Tuỳ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp mà có thể chọn lựa động cơ xe nâng phù hợp.
Động cơ xe nâng HangCha khá đa dạng, tùy theo nhu cầu của khách hàng, điển hình là động cơ XinChai, Isuzu, Mitsubishi,…Xe nâng HangCha có độ bền và hiệu suất hoạt động cao, mạnh mẽ, bền bỉ, thích hợp với nhiều điều kiện làm việc, ngành nghề khác nhau,… Đặc biệt, mức giá bán luôn rẻ nhất, cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường. Chính vì vậy, đây là hãng xe nâng luôn đứng TOP bán chạy.

Tại thị trường Việt Nam, Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn là tổng đại lý phân phối chính hãng xe nâng HangCha. Các sản phẩm mà Thiên Sơn phân phối đa dạng, nhiều option động cơ xe nâng để khách hàng lựa chọn. Đặc biệt, mức giá và chế độ bảo hành luôn tốt nhất.
Phía trên là những thông tin về động cơ xe nâng. Nếu khách hàng có nhu cầu mua xe nâng hàng, vui lòng liên hệ hotline 0869 285 225 để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm:
- Động cơ đốt trong là gì? Cấu tạo và phân loại
- Hộp số xe nâng Komatsu, Hangcha, Heli chính hãng, GIÁ RẺ